The Nation's Capital, The Bush Capital (Tiếng Anh)"Thủ đô Quốc gia, Thủ đô Bush"
The Nation's Capital, The Bush Capital (Tiếng Anh)"Thủ đô Quốc gia, Thủ đô Bush"
Tòa nhà Quốc hội Úc được xây dựng trong thời gian 7 năm, là công trình với lối kiến trúc được chọn lọc khắt khe trong hơn 320 bản thiết kế được gửi về. Do đó, chẳng có gì lạ khi vẻ đẹp của Tòa nhà Quốc hội Úc được ví như cung điện của Canberra.
Barramundi được mệnh danh là một trong những món ăn mà bạn nhất định phải thử khi ghé đến xứ sở kangaroo. Những món ăn từ con cá chẽm óng ánh, tươi ngon, được chế biến qua đôi tay và trí sáng tạo vô hạn của người dân bản địa khiến bạn phải ngất ngây.
Nếu đã yêu thích hay từng tìm tòi về chủ đề thủ đô của Úc là gì, chắc hẳn bạn không quá xa lạ với món súp đậu lâu đời tại đây rồi. Sẽ thật tuyệt hảo hơn khi dùng kèm với bánh mì bơ tỏi nóng hổi, giòn rụm, thơm ngon.
Món bánh đặc sản và tồn tại lâu đời tại thủ đô nước Úc. Chiếc bánh bông lan nhỏ, được phủ kín chocolate cùng một lớp dừa khô sẽ khiến bạn phải tan chảy ngay khi vừa cắn miếng đầu tiên.
Cũng giống như những hamburger “phổ thông” khác, nhưng hamburger tại thủ đô Úc lại độc đáo khi có sự xuất hiện của củ dền trong nguyên liệu. Sự độc đáo này chính là lý do khiến bạn nhất định không thể bỏ qua món này.
Ghé thăm thủ đô của úc chắc chắn không thể bỏ qua cơ hội thử thách với món ăn vặt lừng danh Witchetty (Ấu trùng bướm). Thoạt nhìn có vẻ đáng sợ nhưng đây chính là nguồn protein tuyệt vời được các phụ nữ và thổ dân tại đây ưa chuộng.
Đây là sản phẩm được các bà mẹ Việt mách với nhau hằng ngày. Có dịp ghé xứ sở chuột túi mộng mơ, ắt hẳn bạn phải tìm và thưởng thức ngay tất cả món ăn được chế biến từ loại thịt nức tiếng này.
Cứ đến tháng 3 hàng năm, hàng nghìn khách đổ xô từ khắp khu vực về thủ đô của Úc để ngắm nhìn bầu trời được tô điểm bởi màu sắc của các khinh khí cầu khổng lồ. Sẽ thật tuyệt vời nếu bạn tìm cho mình một vị trí đẹp khi bình minh đến, bạn sẽ nhận ra cổ tích không phải là một giấc mơ viển vông.
Lễ hội được xem là sự kiện hoành tráng, đánh dấu bước đột phá sáng tạo, là niềm tự hào của người Úc trong mắt bạn bè quốc tế. Nếu có dịp vào khoảng tháng 5 đến tháng 6, bạn nên thử sắp xếp tham gia và chứng kiến công trình, trình diễn đẳng cấp của các nhà sáng tạo tài ba.
Diễn ra vào tháng 9 hàng năm. Lễ hội hoa Floriade tựa như là dịp để bạn thưởng thức màn trình diễn của hàng trăm loại hoa khác nhau như violet, thủy tiên, tulip,… Không những thế, bạn còn có thể chiêm ngưỡng hàng trăm loại hoa tulip cùng các tác phẩm hoa rực rỡ từ các nghệ sĩ bản địa.
Tọa lạc bên cạnh bờ hồ Burley Griffin, bảo tàng quốc gia Úc sở hữu hơn 160.000 tác phẩm nghệ thuật từ thời xa xưa. Các công trình kiến trúc tại đây sở hữu lối thiết kế vô cùng độc đáo, khiến bất cứ ai khi ghé thăm cũng phải trầm trồ. Ghé thăm nơi đây, Du Khách sẽ cảm nhận được một cách chân thực nhất các giai đoạn lịch sử bí ẩn về quy trình xây dựng nước Úc.
Được xem là viên ngọc quý giữa nước Úc. Vịnh Jervis được thiên nhiên ban tặng màu nước xanh, bãi cát mịn giữa cảnh sắc núi non hữu tình, nên thơ. Một chuyến nghỉ dưỡng đến Jervis không chỉ khiến bạn tìm lại sự chữa lành mà có khi tìm thấy một nơi bình yên bậc nhất hành tinh.
Hồ nhân tạo Burley Griffin lâu đời, có chu vi lên đến 35 km. Đây không chỉ là nơi ẩn náu của các loài chim và động vật hoang dã mà còn là địa điểm tham quan lý tưởng, không chỉ của khách du lịch mà còn là người dân sinh sống tại đây.
Nơi hội tụ của hàng triệu hoa tulip cùng những loài hoa khác. Chúng được sắp xếp theo các hình thù độc đáo, tạo nên cảnh sắc đầy mộng mơ và nhiều màu sắc. Thời điểm hoàn hảo nhất để bạn ghé thăm chính là khoảng thời gian hoa bắt đầu nở hay là buổi âm nhạc, văn nghệ được tổ chức tại đây.
Tòa nhà Quốc hội Úc – The Parliament House
Công trình kiến trúc độc đáo giữa lòng thủ đô của Úc. The Parliament House nằm ở chân đồi, trên khu đất bằng hướng về phía thảm thực vật phong phú của xứ sở xinh đẹp này. Bạn có thể ghé thăm bất kỳ thời điểm nào do tòa nhà này mở cửa 365 ngày một năm.
Bảo tàng quốc gia Úc – National Museum Of Australia
Nơi chứa đựng những sự kiện, nhân vật và cả những ý tưởng mang ý nghĩa lịch sử của nền văn minh dân chủ Úc. Khi tham gia khám phá triển lãm, bạn còn được người hướng dẫn hướng dẫn tham gia các sự kiện, hoạt động nổi bật tại Canberra.
Không những thế, tại thủ đô của Úc bạn có thể tìm hiểu và ghé đến thử các địa điểm như Đài tưởng niệm chiến tranh Úc, Công viên giải trí Cockington Green,…
Hệ thống giáo dục tại thủ đô của Úc như thế nào?
Hệ thống giáo dục tại Canberra có nhiều trường đại học hàng đầu thế giới (ANU, UC), nhiều trường phổ thông và cao đẳng chất lượng cao (CGGS, CGS). Các trường này đều có chất lượng giảng dạy và cơ sở vật chất tốt cùng với nhiều hoạt động ngoại khóa và chương trình học tập đa dạng. Những yếu tố trên đã tạo điều kiện tốt cho học sinh và sinh viên phát triển để đạt được thành công trong cuộc sống.
Mức sống trung bình ở Canberra là bao nhiêu?
Theo một báo cáo của Numbeo, chỉ số chi phí sinh hoạt ở Canberra năm 2021 là 87,23 điểm, thấp hơn so với Sydney (96,16 điểm) và Melbourne (89,67 điểm). Nếu bạn có mức thu nhập tốt, thì mức sống trung bình ở Canberra có thể khá dễ chịu và tiện nghi. Tuy nhiên, nếu bạn có ngân sách hạn chế, bạn cần phải tính toán kỹ chi phí cho việc sinh hoạt tại thành phố này.
Muốn đi du học Úc cần chuẩn bị những gì?
Để đi du học Úc, bạn cần chuẩn bị một số thủ tục và giấy tờ sau đây:
Nếu bạn không có nhiều thời gian để tìm hiểu về việc chuẩn bị hồ sơ du học Úc, thì bạn có thể đến Du học ETEST để được nhận tư vấn chi tiết nhất về quá trình chuẩn bị và săn học bổng đi du học Úc!
Du học ETEST có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn và xây dựng chiến lược học thuật cho học sinh mong muốn du học và săn học bổng. Đặt sự phát triển toàn diện của học sinh làm gốc, ETEST cam kết tận tâm đồng hành cùng phụ huynh và học sinh trong việc lựa chọn ngôi trường và điểm đến tối ưu.
Mong rằng với những chia sẻ của Du học ETEST, bạn đã có thể tìm được đáp án cho câu hỏi “Thủ đô của Úc là gì?” cũng như hiểu thêm về văn hóa và đời sống tại Úc.
DU HỌC ETEST | XÂY DỰNG LỘ TRÌNH SĂN HỌC BỔNG TOÀN DIỆN
Khám phá ngay: Thành tích ấn tượng của học viên ETEST
Đô la Úc (ký hiệu: $, mã: AUD) là tiền tệ chính thức của Thịnh vượng chung Australia, bao gồm Đảo Giáng Sinh, Quần đảo Cocos (Keeling), Đảo Norfolk. Nó cũng là tiền tệ chính thức của các Quần đảo Thái Bình Dương độc lập bao gồm Kiribati, Nauru và Tuvalu. Ở ngoài lãnh thổ Úc, nó thường được nhận dạng bằng ký hiệu đô la ($), A$, đôi khi là AU$ nhằm phân biệt với những nước khác sử dụng đồng đô la. Một đô la chia làm 100 cents.
Vào tháng 4 năm 2016, Đô la Úc là loại tiền tệ phổ biến thứ năm trên thế giới, chiếm 6.9% tổng giá trị thị trường. Trong thị trường ngoại hối, nó chỉ đứng sau đồng Đô la Mỹ, đồng Euro, đồng Yên Nhật và đồng Bảng Anh. Đô la Úc rất phổ biến với các nhà đầu tư, bởi vì nó được đánh giá rất cao tại Úc, có tính tự do chuyển đổi cao trên thị trường, sự khả quan của nền kinh tế Úc và hệ thống chính trị, cung cấp lợi ích đa dạng trong đầu tư so với các đồng tiền khác trên thế giới, đặc biệt là sự tiếp xúc gần gũi với kinh tế châu Á. Đồng tiền này thường được các nhà đầu tư gọi là Aussie dollar.
Cùng với đồng pound, shilling và pence bị thay thế bởi bởi tiền tệ thập phân vào ngày 14 tháng 2 năm 1966. Năm 1963, Thủ tướng Robert Menzies, một người theo chế độ quân chủ, đã đề nghị đặt tên đồng tiền là royal. Những cái tên khác được gợi ý bao gồm austral, oz, boomer, roo, kanga, emu, dinger, quid, dinkum, ming (biệt danh của Menzies). Dưới sự ảnh hưởng của Menzies với sự chọn lựa royal, các bản mẫu đã được thiết kế và in bởi Ngân hàng Dự trữ Úc. Thống đốc Harold Holt công bố quyết định tại Quốc hội vào ngày 5 tháng 6 năm 1963. Một royal sẽ được chia làm 100 cents, nhưng các từ shilling, florin và crown sẽ được dùng để gọi những đồng 10 cents, 20 cents và 50 cents. Cái tên royal đã bị phản đối vì sự thiếu phổ biến, thậm chí Holt và vợ của ông còn bị đe doạ về cái chết. Vào ngày 24 tháng 7, Holt đã có cuộc tiếp xúc với Nội các Chính phủ và khẳng định việc chọn từ royal là một quyết định sai lầm nghiêm trọng và việc chọn tên cần được xem xét lại. Ngày 18 tháng 9, Holt đã trình Quốc hội về việc chọn dollar là cái tên của đồng tiền mới, và được chia làm 100 cents.
Đồng Bảng Úc được phát hành từ năm 1910 và chính thức tách khỏi đồng Bảng Anh từ năm 1931, đã được thay thế bằng đồng đô la vào ngày 14 tháng 2 năm 1966. Tỉ lệ quy đổi của đồng tiền mới là 2 Đô la đổi 1 Bảng Úc, hay 10 shillings đổi 1 Đô la. Tỉ giá ban đầu được gắn vào đồng Bảng Anh với tỉ giá $1 = 8 shillings ($2.50 = UK £1). Năm 1967, Úc rời hệ thống đồng Bảng, tỉ giá đồng Bảng Anh đã được quy đổi sang đồng Đô la Mỹ, và Đô la Úc đã không còn được neo vào đồng Bảng Anh nữa. Tỉ giá đã được quy đối sang Đô la Mỹ với tỉ giá A$1 = US$1.12.
Vào ngày 20 tháng 9 năm 2012, Ngân hàng Dự trữ Úc đã thông báo về dự án nâng cấp đồng tiền hiện tại. Những tờ tiền mới sẽ được nâng cấp về số lượng biện pháp chống giả nhằm tăng tính bảo mật. Đồng tiền mới đầu tiên (tờ mệnh giá 5 đô la) đã được phát hành vào ngày 1 tháng 9 năm 2016. Những mệnh giá còn lại sẽ được ra mắt vào những năm tiếp theo.
Năm 1966, tiền xu đã được phát hành với các mệnh giá 1 cent, 2 cents, 5 cents, 10 cents, 20 cents, 50 cents. Đồng 50 cents chứa một hàm lượng bạc rất lớn (80%) và được thay thế bằng một loại đồng xu khác có hàm lượng bạc thấp hơn nhằm giảm giá thành sản xuất. Đồng xu 1 đô la được phát hành vào năm 1984, và đồng xu 2 đô la được phát hành vào năm 1988. Đồng 1 cent và 2 cents bị ngừng phát hành từ năm 1991. Để kỷ nhiệm 40 năm ngày phát hành tiền thập phân, năm 2006, Royal Australian Mint đã ra mắt phiên bản giới hạn và lưu nhiệm của đồng 1 cent và 2 cents. Đầu năm 2013, đồng tiền hình tam giác đầu tiên của Úc đã được phát hành nhằm kỷ niệm 25 năm ngày khánh thành toà nhà Quốc hội. Đồng xu $5 chứa 99.9% bạc và có hình ảnh toà nhà Quốc hội từ góc nhìn từ một trong những sảnh của toà nhà. Việc sử dụng tiền tệ được khuyến khích làm tròn đến đồng 5 cents. Tất cả mệnh giá tiền xu đều miêu tả những thứ cao quý nhất của Úc, Nữ hoàng Elizabeth II ở mặt trước. Tất cả đều được đúc bởi Royal Australian Mint.
Úc thường xuyên ra mắt phiên bản lưu nhiệm của đồng 50 cents. Đồng đầu tiên được ra mắt vào năm 1970, kỷ niệm James Cook thăm dò dọc theo bờ biển phía đông của lục địa Úc. Tiếp theo là vào năm 1977 nhằm kỷ niệm 25 năm ngày lên ngôi của Nữ hoàng Elizabeth II, đám cưới của Charles, Thân vương xứ Wales và Diana, Vương phi xứ Wales vào năm 1981, Đại hội thể thao Khối Thịnh vượng chung Brisbane năm 1982, 200 năm thành lập nước Úc vào năm 1988. Một lượng lớn phiên bản đã được phát hành vào những năm 1990s và thế kỷ 21 nhằm phục vụ cho các nhà sưu tầm. Úc cũng đã phát hành phiên bản đặc biệt cho đồng 20 cents, 1 đô la và 2 đô la.
Những đồng 5 cents, 10 cents và 20 cents hiện tại có kích thước giống với mệnh giá tương đương của Đô la New Zealand và đồng 6 pence, shilling và 2 shillings (florin) của Anh. Năm 1990, Anh đã thay thế những đồng tiền trên bằng những đồng khác có kích thước nhỏ hơn, và New Zealand đã làm điều tương tự vào năm 2006 cùng với việc ngừng lưu hành đồng 5 cents. Với khối lượng 15.55 grams (0.549 oz) và đường kính 31.51 mm (1.25 in), đồng 50 cents Úc là một trong những đồng tiền xu lớn nhất được sử dụng trong lưu thông ngày nay. Trong lưu thông, đồng 5 cents cũ, đồng 10 cents và 20 cents Đô la New Zealand đường bị nhầm lẫn với những đồng tiền có mệnh giá tương đương của Úc vì có cùng mệnh giá, kích thước và cạnh. Cho đến khi kích thước của các đồng xu New Zealand được thay đổi vào năm 2004, tiền xu Úc với những mệnh giá dưới đô la vẫn được sử dụng ở cả hai nước. Có một sự nhầm lẫn thú vị giữa tiền xu mệnh giá lớn của 2 nước. Đồng $1 của Úc có kích thước giống đồng $2 của New Zealand, và đồng $1 của New Zealand có kích thước giống đồng $2 của Úc. Kết quả là các đồng xu của Úc thường xuyên được tìm thấy ở New Zealand và ngược lại.
Series đầu tiên của Đô la Úc được phát hành vào năm 1966. Các mệnh giá A$1, A$2, A$10 và A$20 đã được phát hành nhằm thay thế đồng bảng. Tờ A$5, A$50 và A$100 lần lượt được phát hành vào các năm 1967, 1973, 1984.
Tờ tiền polymer đầu tiên được phát hành vào năm 1988 bởi Ngân hàng Dự trữ Australia,là tờ tiền polymer được làm bằng polypropylen (in ấn bởi Note Printing Australia) nhằm kỷ niệm 200 năm ngày người Châu Âu định cư ở Úc. Toàn bộ tờ tiền đang trong lưu thông đều được làm bằng polymer.
Phiên bản mới của những tờ tiền polymer đang được thiết kế và sản xuất, bắt đầu với tờ A$5 được phát hành vào ngày 1 tháng 9 năm 2016. Tờ A$10 mới sẽ được phát hành vào tháng 9 năm 2017.
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về