Dịch Vụ Cầm Đồ Mã Ngành

Dịch Vụ Cầm Đồ Mã Ngành

Theo Công văn này, “dịch vụ cầm đồ” phải chịu thuế GTGT với thuế suất 10%.

Theo Công văn này, “dịch vụ cầm đồ” phải chịu thuế GTGT với thuế suất 10%.

Tôi tên Thành hiện tại công ty tôi đang kinh doanh mảng buôn bán điện thoại, linh kiện điện tử khá tốt và muốn kinh doanh thêm ngành nghề khác, sau khi tìm hiểu tôi nhận thấy hoạt động hỗ trợ dịch vụ tài chính đang rất phát triển và rất có tiềm năng nhưng lại gặp khó khăn trong việc làm thủ tục bổ sung ngành nghề dịch vụ tài chính cũng như tra cứu mã ngành ngành nghề kinh doanh này trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Luật sư có thể cho tôi hỏi: Nhóm ngành nghề này có bao nhiêu mã ngành? Thủ tục bổ sung ngành nghề dịch vụ tài chính này ra sao? Hồ sơ cần chuẩn bị những gì? Tôi xin cảm ơn!

Tổ tư vấn công ty Nam Việt Luật xin trả lời: Đối với thắc mắc của bạn Thành về vấn đề bổ sung mã ngành nghề dịch vụ tài chính, công ty Nam Việt Luật xin được giải đáp chi tiết như sau:

I/ Mã ngành nghề dịch vụ tài chính

Nhóm mã ngành nghề Hoạt động hỗ trợ dịch vụ tài chính ( trừ bảo hiểm và bảo hiểm xã hội) được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Danh mục ngành nghề kinh doanh Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ, để kinh doanh ngành nghề này, bạn cần tiến hành đăng ký hay bổ sung thêm ngành nghề Hoạt động hỗ trợ dịch vụ tài chính (trừ bảo hiểm và bảo hiểm xã hội) – Mã ngành 661. Chi tiết.

1. 6611 – 66110: Quản lý thị trường tài chính

Nhóm này gồm: Việc tổ chức và giám sát thị trường tài chính trừ việc giám sát của nhà nước, như: giao dịch hợp đồng hàng hóa; giao dịch hợp đồng hàng hóa tương lai; giao dịch chứng khoán; giao dịch cổ phiếu; giao dịch lựa chọn hàng hóa hoặc cổ phiếu.

2. 6612 – 66120: Môi giới hợp đồng hàng hóa và chứng khoán

– Giao dịch trong thị trường tài chính thay mặt người khác (môi giới cổ phiếu) và các hoạt động liên quan;

Loại trừ: Giao dịch với thị trường bằng tài khoản riêng được phân vào nhóm 64990 (Hoạt động dịch vụ tài chính khác chưa được phân vào đâu).

3. 6619-66190: Hoạt động hỗ trợ dịch vụ tài chính chưa được phân vào đâu

Nhóm này gồm: Các hoạt động trợ giúp cho trung gian tài chính chưa được phân vào đâu:

– Các hoạt động thỏa thuận và giải quyết các giao dịch tài chính, bao gồm giao dịch thẻ tín dụng;

– Hoạt động tư vấn và môi giới thế chấp.

Nhóm này cũng gồm: Các dịch vụ ủy thác, giám sát trên cơ sở phí và hợp đồng.

– Các hoạt động của đại lý bảo hiểm và môi giới được phân vào nhóm 66220 (Hoạt động của đại lý và môi giới bảo hiểm);

– Quản lý quỹ được phân vào nhóm 66300 (Hoạt động quản lý quỹ).

Kinh doanh dịch vụ cầm đồ nộp thuế theo phương pháp kê khai thì mức thuế suất phải chịu là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 10 của Thông tư 40/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (sửa đổi tại Thông tư 100/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 40/2021/TT-BTC ngày 01/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh), có quy định về các ăn cứ tính thuế như sau:

Căn cứ tính thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế tính trên doanh thu;

– Số thuế giá trị gia tăng phải nộp = Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng x Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng;

– Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân x Tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân.

– Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 40/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh;

– Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm Thông tư 40/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

Như vậy, nếu hộ kinh doanh dịch vụ cầm đồ nộp thuế theo phương pháp kê khai thì mức thuế suất phải chịu trong trường hợp này được xác định theo công thức:

(1) Số thuế giá trị gia tăng phải nộp = Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng x Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng.

(2) Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân x Tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân.

Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:

– Thông tư 40/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh;

– Thông tư 100/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 40/2021/TT-BTC ngày 01/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

Công ty TNHH Dịch vụ ST là một công ty vừa được thành lập chuyên cung cấp dịch vụ cầm đồ. Công ty đã đăng ký kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

Khoản 8.a Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định, dịch vụ cho vay thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT bao gồm cả cho vay của tổ chức tín dụng và các tổ chức khác (ví dụ như các tổ chức, cá nhân không có đăng ký ngành nghề kinh doanh cho vay).

Khoản 17 Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định: “Giá tính thuế đối với dịch vụ cầm đồ, số tiền phải thu từ dịch vụ cầm đồ, số tiền phải thu từ dịch vụ này bao gồm tiền lãi phải thu từ cho vay cầm đồ và khoản thu khác phát sinh từ việc bán hàng cầm đồ (nếu có)”.

Theo các quy định trên, Công ty TNHH Dịch vụ ST đề nghị giải đáp, khoản tiền lãi phát sinh từ dịch vụ cầm đồ có được miễn thuế GTGT không hay phải chịu thuế GTGT? Các khoản phí dịch vụ khác phát sinh từ hoạt động cầm đồ như phí lưu kho, phí kiểm định có thuộc đối tượng chịu thuế GTGT không?

Về vấn đề này, Tổng cục Thuế trả lời như sau:

Đối tượng chịu thuế GTGT và quy định về thuế suất

Điều 3 Luật Thuế GTGT số 13/2008/QH12 ngày 3/6/2008 của Quốc hội (được sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT) quy định về đối tượng chịu thuế như sau:

Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 của Luật này.”

Điều 8 Luật Thuế GTGT quy định về thuế suất như sau:

3. Mức thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này”.

Điều 11 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế GTGT quy định về thuế suất như sau:

Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này.”

Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP quy định như sau:

17. Đối với dịch vụ cầm đồ, số tiền phải thu từ dịch vụ này bao gồm tiền lãi thu từ cho vay cầm đồ và khoản thu khác phát sinh từ việc bán hàng cầm đồ (nếu có) được xác định là giá đã có thuế GTGT.

Giá tính thuế được xác định theo công thức sau:

Giá tính thuế = Số tiền phải thu / (1 thuế suất)

Ví dụ 44: Công ty kinh doanh cầm đồ trong kỳ tính thuế có doanh thu cầm đồ là 110 triệu đồng.

Giá tính thuế GTGT được xác định bằng: 110 triệu đồng / (1 10%) = 100 triệu đồng.”

Dịch vụ cầm đồ và các khoản thu khác từ việc cung cấp dịch vụ cầm đồ thực hiện theo các quy định và hướng dẫn của pháp luật về thuế GTGT nêu trên, trong đó nội dụng quy định, hướng dẫn về giá tính thuế đối với dịch vụ cầm đồ và các khoản thu khác từ việc cung cấp dịch vụ cầm đồ được thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính.

Đề nghị Công ty TNHH Dịch vụ ST liên hệ với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để được hướng dẫn cụ thể.