Kiến trúc là ngành học hấp dẫn, cần thiết trong mọi thời đại. Tuy nhiên, ngành Kiến trúc là gì, học ngành Kiến trúc ra trường làm gì thì không phải ai cũng hiểu. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi này.
Kiến trúc là ngành học hấp dẫn, cần thiết trong mọi thời đại. Tuy nhiên, ngành Kiến trúc là gì, học ngành Kiến trúc ra trường làm gì thì không phải ai cũng hiểu. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi này.
Bạn chỉ cần là một người có đam mê, ham học hỏi và không ngừng đổi mới thì bạn hoàn toàn phù hợp với ngành kiến trúc. Bởi những gì liên quan đến thẩm mỹ luôn đòi hỏi sự sáng tạo và thay đổi không ngừng. Do đó, chỉ cần bạn có lòng say mê tìm hiểu và không ngừng học hỏi điều mới mẻ thì tin chắc bạn hoàn toàn có thể phù hợp với ngành kiến trúc.
Rất nhiều người nói rằng, nghề kiến trúc chỉ thực sự phù hợp với những ai có năng khiếu. Nếu không có năng khiếu thì sẽ rất khó thành công ở lĩnh vực này.
Thế nhưng, quan điểm này không hẳn là đúng. Nghề kiến trúc không phải chỉ những người có năng khiếu mới học được, chỉ là nếu có năng khiếu thì sẽ dễ dàng hơn một chút. Một diễn giả nổi tiếng thế giới Nick Vujicic đã chia sẻ rằng “Những ước mơ không chết, chừng nào bạn còn nuôi dưỡng nó bằng niềm đam mê”. Hay ngạn ngữ Tây Ban Nha cũng có câu nói “Mọi công việc thành đạt đều nhờ sự kiên trì và lòng say mê”.
Bạn chỉ cần là một người có đam mê, ham học hỏi và không ngừng đổi mới để theo đuổi ngành kiến trúc
Xã hội ngành càng phát triển theo hướng hiện đại hóa, nhu cầu về ăn ở, sinh hoạt của con người cũng ngày càng cao hơn. Sự phát triển này có liên quan mật thiết đến cơ sở hạ tầng. Đặc biệt là nhu cầu về nhà ở, công trình sinh hoạt, cầu đường hiện nay. Điều này mang đến nhiều cơ hội việc làm cho những người theo học ngành kiến trúc hiện nay sau khi ra trường.
Dự kiến tại Việt Nam trong 10 năm tới, việc làm ngành kiến trúc sẽ tăng trưởng đến khoảng 4% so với thời gian đầu khi mà kiến trúc vẫn chưa thực sự được chú trọng. Có thể nói cơ hội việc làm cho các bạn trẻ, sinh viên theo đuổi ngành kiến trúc sẽ rất lớn. Họ có thể làm việc tại bất cứ đâu từ thành phố đến nông thôn, cao nguyên, hải đảo,… chỉ cần có đủ thực lực và đam mê với công việc.
Ngành kiến trúc hiện đang mở ra nhiều cơ hội kiếm việc làm hấp dẫn, đặc biệt là trong các dự án xây dựng và thiết kế. Nếu bạn đang tìm kiếm tuyển dụng trình dược viên etc trong lĩnh vực này, bạn sẽ thấy nhiều lựa chọn thú vị. Bên cạnh đó, cơ hội việc làm tại TPHCM rất phong phú, đáp ứng nhu cầu của nhiều ứng viên. Nếu bạn đang ở Hà Nội và quan tâm đến việc làm xây dựng tại Hà Nội, bạn có thể dễ dàng tìm được công việc phù hợp. Ngoài ra, việc tìm việc làm xây dựng tại Hải Dương cũng không kém phần hấp dẫn.
Tại các thành phố lớn, nhu cầu về việc làm xây dựng rất cao, và có nhiều cơ hội để bạn khám phá. Nếu bạn quan tâm đến lĩnh vực xuất nhập khẩu, hãy xem xét các việc làm xuất nhập khẩu tại TPHCM để tìm cho mình cơ hội phù hợp với kỹ năng và sở thích của bạn.
Nếu bạn đang có ý định theo đuổi ngành kiến trúc, hãy mạnh mẽ theo đuổi và trau dồi thêm cho mình những kỹ năng cần thiết trên. Chỉ cần đam mê và ý chí, bạn nhất định sẽ thành công, đừng lo lắng hay sợ hãi. “Cần cù bù thông minh”, đam mê bù đắp khuyết điểm. Sẽ không có ngành nghề nào là hợp hay không chỉ là bạn có thật sự thích và bằng lòng theo đuổi đến cùng hay không. Chúc bạn thành công!
Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại VietnamWorks! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: Giao Hàng Nhanh tuyển dụng, Công ty May Việt Tiến tuyển dụng, tuyển dụng AEON, Samsung SDS tuyển dụng, tuyển dụng VNPAY, Becamex tuyển dụng, tuyển dụng Momo và tuyển dụng Nhà Sách.
Xem thêm: Ngành Tâm lý học: mức lương và cơ hội việc làm hiện nay
— HR Insider — VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Theo học ngành kiến trúc, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức, kỹ năng về kiến trúc mỹ thuật như: công tác quy hoạch – thiết kế đô thị, khả năng lĩnh hội nghệ thuật kiến trúc, phương pháp luận sáng tạo, phương pháp sáng tác kiến trúc,…
Bên cạnh đó, ngành kiến trúc còn chú trọng đào tạo cho sinh viên các kỹ năng chuyên môn như: Kỹ năng quan sát, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thực hành thông qua sử dụng công cụ, phần mềm chuyên dụng để thực hiện ý tưởng, kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng,… để vừa làm tốt công việc chính của một kiến trúc sư là thiết kế vừa có thể thuyết phục và trao đổi với khách hàng.
Những ai có ý định theo đuổi ngành kiến trúc thì cũng cần rèn luyện thêm cho mình kỹ năng mềm giao tiếp. Khi bắt đầu vào ngành kiến trúc, việc gặp gỡ khách hàng và lắng nghe yêu cầu của họ là rất thường xuyên. Vì thế, bạn cần trau dồi cho mình kỹ năng giao tiếp ngay từ bây giờ. Nó không chỉ phục vụ trong quá trình học tập mà còn giúp ích trong việc tạo lập mối quan hệ, tìm kiếm đối tác làm việc sau này.
Ngành kiến trúc là một trong những ngành rất cần có kiến thức về toán học. Những công trình hay sản phẩm được tạo ra đều dựa trên những số liệu tính toán chính xác, và đúng tỷ lệ khi thực hiện thực tế. Vì vậy, hãy cải thiện khả năng toán học của mình nếu bạn thật sự muốn theo đuổi ngành kiến trúc.
Am hiểu về mỹ thuật là điều kiện tiên quyết để bạn đến với ngành kiến trúc. Để một sản phẩm kiến trúc được hoàn thành, nó đòi hỏi kiến trúc sư phải có sự phối hợp ăn ý và hài hòa giữa các màu sắc và họa tiết. Và khả năng mỹ thuật này sẽ thể hiện trong những bản phác thảo ý tưởng của kiến trúc sư.
Nghề kiến trúc là nghề cần trang bị những kiến thức pháp luật chuyên môn. Bạn cần phải không ngừng tìm hiểu và trau dồi những luật định liên quan đến ngành kiến trúc cũng như về quyền tác giả.
Bởi, mỗi một tác phẩm của kiến trúc sư là sản phẩm trí tuệ, do đó cần được bảo vệ đúng quyền lợi và không có ai có quyền được xâm phạm đến. Hiểu rõ và nắm bắt luật không chỉ giúp bạn bảo vệ quyền lợi mà còn giúp bạn hạn chế gặp phải những rắc rối khi thực hiện các giao dịch thương mại.
Kiến thức về kỹ thuật cũng rất cần thiết trong nghề kiến trúc. Vì thế, bạn cũng nên có kiến thức nền tảng để khi bắt đầu vào công việc sẽ không gặp quá nhiều khó khăn.
Bạn có thể tham khảo những khóa học về kỹ thuật để nắm bắt nguyên tắc kỹ thuật căn bản. Những kỹ thuật cần biết như: kỹ thuật thiết kế đồ họa, kỹ thuật sử dụng phần mềm chuyên dụng trong ngành kiến trúc, kỹ thuật vẽ tỷ lệ,…
Kiến trúc là lĩnh vực đòi hỏi sự sáng tạo cao để có thể làm nên những công trình không chỉ độc đáo mà còn mang tính thiết thực. Hãy kiểm tra xem bản thân có thói quen tìm tòi các phương án để giải quyết vấn đề không. Đó có thể là cách giải toán khác với bạn bè, thích tìm đáp án bằng những cách khác nhau,… Hay chỉ đơn giản là cố gắng thay đổi một cách linh hoạt để luôn là người thú vị. Sự sáng tạo sẽ mang đến bạn những thăng hoa trong công việc kiến trúc sư của bạn sau này với những ý tưởng độc đáo, mới lạ.
Thiết kế kiến trúc sẽ tập trung hơn vào phần sáng tạo của công trình. Sự sáng tạo này cần đảm bảo được không gian an toàn cho con người sinh sống và lao động. Chuyên ngành này sẽ mang đến bạn nhiều cơ hội để thỏa sức sáng tạo với những ý tưởng độc đáo.
Chuyên ngành thiết kế nội thất chính là học cách sử dụng ánh sáng, chất liệu, màu sắc, kiểu dáng và nhiều yếu tố khác để có thể tạo nên không gian bắt mắt và dễ chịu cho công trình. Mỗi dự án sẽ có những yêu cầu khác nhau về cách bày trí, vì thế bạn nên học hết mọi cách thức đặt để các yếu tố nhằm tạo điều kiện phù hợp với từng nơi.
Đây là chuyên ngành dành cho những người có niềm yêu thích với thiên nhiên, cây cỏ và những không gian mở ngoài trời như công viên, phố đi bộ, cảnh quan sân vườn,… Loại hình công trình này được sử dụng nhiều ở ngoài trời nên định hướng thiết kế sẽ có nhiều điểm khác biệt so với những dự án nhà ở cá nhân thường thấy hay trung tâm thương mại,… Thiết kế cảnh quan sẽ có sự phối hợp với các yếu tố cảnh quan, nông lâm để đưa ra giải pháp về cây trồng. Kỹ sư hệ thống lo liệu vấn đề cấp thoát nước hay thậm chí là điêu khắc để trang trí cho cảnh quan thêm sự sinh động hơn.
Đây là ngành có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát toàn bộ kiến trúc khu vực hay lãnh thổ nhất định để không chỉ mỗi công trình riêng lẻ, đẹp mắt và nhìn tổng thể từ trên cao cũng mang tính thẩm mỹ. Các công trình phải đạt các tiêu chí không gây ảnh hưởng hay cản trở qua lại lẫn nhau mà hòa hợp về hệ sinh thái chung.
Chuyên ngành này ít tập trung vào phần thiết kế và nghệ thuật mà chú trọng vào khía cạnh tính toán và kỹ thuật của công trình. Kỹ sư công trình sẽ đặt nặng tính ứng dụng hơn nên thường có trách nhiệm bảo đảm cho công trình bền vững theo thời gian và hệ thống thông điện, thông khí hay làm mát phải hoạt động trơn tru. Vì không quá đề cao về tính thẩm mỹ nên kỹ sư công trình sẽ thường làm việc cho các dự án không không đòi hỏi tính độc đáo mà yêu cầu tính ứng dụng cao như cầu đường, kênh rạch.
Xem thêm: Ngành Thiết Kế Đồ Họa Là Gì? Thi Khối Nào Và Học Trường Nào Tốt Nhất
Sinh viên ngành kiến trúc sau khi tốt nghiệp ra trường có thể đảm nhận tốt các công việc tại cơ quan quản lý nhà nước hay các doanh nghiệp tư vấn, thiết kế, doanh nghiệp xây dựng, doanh nghiệp bất động sản, dự án đầu tư xây dựng với các công việc cụ thể như:
Học ngành kiến trúc ra trường làm gì