Khối Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh

Khối Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (tiếng Anh: Vietnam National University, Ho Chi Minh City, viết tắt là VNU-HCM), mã đại học QS, là một trong hai hệ thống đại học quốc gia của Việt Nam bên cạnh Đại học Quốc gia Hà Nội, có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh, được đánh giá là một trong 900 đại học, trường đại học tốt nhất thế giới của Việt Nam.[6]

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (tiếng Anh: Vietnam National University, Ho Chi Minh City, viết tắt là VNU-HCM), mã đại học QS, là một trong hai hệ thống đại học quốc gia của Việt Nam bên cạnh Đại học Quốc gia Hà Nội, có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh, được đánh giá là một trong 900 đại học, trường đại học tốt nhất thế giới của Việt Nam.[6]

Sáp nhập Khoa Chính trị - Hành chính (Đại học Quốc gia TP.HCM)

Khoa Chính trị - Hành chính là đơn vị trực thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM, được thành lập vào năm 2019 trên cơ sở nâng cấp từ Trung tâm Lý luận Chính trị Đại học Quốc gia TP.HCM, được giao chuyên trách nhiệm vụ nghiên cứu, đào tạo và xuất bản các ấn phẩm thuộc lĩnh vực Khoa học Chính trị, Kinh tế Chính trị, Hành chính công, Quản lý nhà nước,... Khoa chính thức tuyển sinh khóa đầu tiên vào năm 2021[6] với 61 sinh viên chương trình Quản lý Công. Các năm 2022 và 2023 sau đó, trung bình khoa tuyển được 50-60 sinh viên cho mỗi khóa tuyển sinh. Dự kiến khi hoàn thành chương trình, sinh viên được cấp bằng Cử nhân Quản lý công do Trưởng khoa Chính trị - Hành chính phê duyệt, Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM cấp bằng.

Năm 2023, sau 3 khóa tuyển sinh dưới tư cách pháp nhân riêng, Khoa Chính trị - Hành chính được Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM ký quyết định sáp nhập vào Trường Đại học Kinh tế - Luật. Theo đó, kể từ ngày 1/10/2023, Đại học Quốc gia TP.HCM giao cho Ban Giám hiệu Trường Đại học Kinh tế - Luật, Ban Chủ nhiệm Khoa Chính trị - Hành chính và các phòng, ban, đơn vị trực thuộc có liên quan thực hiện công tác sáp nhập, tiếp nhận toàn bộ Khoa Chính trị - Hành chính về Trường Đại học Kinh tế - Luật, hoạt động với tư cách Bộ môn Quản lý công thuộc Khoa Quản trị Kinh doanh UEL. Toàn bộ sinh viên, giảng viên và CB/CNV của Khoa Chính trị - Hành chính tiếp tục học tập, nghiên cứu và lao động bình thường với quyền lợi được đảm bảo ở mức tương đương hoặc cao hơn. Các sinh viên từ Khóa 2021 đến 2023 của Khoa Chính trị - Hành chính khi hoàn thành chương trình đào tạo sẽ được cấp bằng Cử nhân Quản lý công do Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế - Luật cấp bằng với giá trị tương đương như sinh viên chính quy thuộc UEL.[7]

Phân hiệu Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tại Bến Tre

Trung tâm GDQPAN ĐHQG-HCM là đơn vị giáo dục và nghiên cứu khoa học về GDQPAN cho sinh viên có quy mô lớn nhất nước với năng lực đào tạo hằng năm đạt gần 50.000 sinh viên.

© 2024 Bản quyền thuộc về Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh

18 Ung Văn Khiêm, phường Đông Xuyên

Trường Đại học An Giang (tiếng Anh: An Giang University – AGU) là một trường đại học đa ngành, thành viên của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tại An Giang, được xếp vào nhóm trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam, có vai trò nòng cốt trong hệ thống giáo dục tại Việt Nam.

Ngoài đào tạo, trường còn có nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp và Chính phủ.

Trường có xuất phát điểm là Trường Cao đẳng Sư phạm được Bộ Giáo dục thành lập năm 1976. Đến năm 1995, tỉnh quyết định sáp nhập hai trường Trung học Sư Phạm và Cao đẳng Sư Phạm thành một và lấy tên mới là Cao đẳng Sư Phạm An Giang chuyên đào tạo giáo viên.[1][2] Ban đầu trường được đặt dưới sự quản lý của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh An Giang; đến năm 2019, trường chính thức trực thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.[3]

Năm 1970, Trường Văn khoa và Sư phạm (đôi lúc được gọi là trường Sư phạm hoặc phân khoa Sư phạm) thuộc Viện Đại học Hòa Hảo khai giảng khóa đầu tiên sau khi được chấp thuận từ người đứng đầu Việt Nam Cộng hòa nhân dịp đi dự lễ khánh thành trụ sở Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo vào tháng 4 năm 1970, chính thức vào năm 1971 bằng Nghị định số 1674-GD/KHPC/NĐ của Việt Nam Cộng Hòa[4][5].

Sau năm 1975, Trường Cao đẳng Sư Phạm An Giang được thành lập trên cơ sở Trường Văn khoa và Sư phạm thuộc Viện Đại học Hòa Hảo do Bộ Giáo dục ban hành vào năm 1976[6], sau đó đến năm 1985 thì giao lại cho tỉnh An Giang quản lý rồi được sáp nhập thành Cao đẳng Sư Phạm An Giang chuyên đào tạo giáo viên vào năm 1995 trên cơ sở hai trường Trung học Sư Phạm và Cao đẳng Sư Phạm.

Trường Đại học An Giang được thành lập theo quyết định số 241/1999/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 1999 của Thủ tướng chính phủ, là trường Đại học công lập thứ hai được thành lập ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và khai giảng niên học đầu tiên ngày 9 tháng 9 năm 2000. Xây dựng trên cơ sở trường Cao đẳng Sư phạm An Giang, Trường Đại học An Giang là trường đại học công lập trong hệ thống các trường đại học Việt Nam, trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang. Ngoài đào tạo trường còn có nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong vùng.

Từ 2000-2001, Đại học An Giang tuyển sinh khóa đầu tiên với 5 ngành đào tạo đại học. Đến năm 2005–2006, trường đã có 42 ngành đào tạo chính quy trong đó có 20 ngành hệ đại học.

Ngày 8 tháng 12 năm 2016, Thủ tướng có văn bản đồng ý chủ trương chuyển Trường Đại học An Giang từ trường Đại học chịu sự quản lý trực tiếp của UBND tỉnh An Giang thành trường Đại học thành viên của Đại học Quốc gia TP. HCM.[7]

Ngày 13 tháng 8 năm 2019, Trường Đại học An Giang chính thức trực thuộc Đại học Quốc gia TP HCM, theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam.

Trường đã được hệ thống Đại học Quốc gia kiểm định chất lượng đào tạo hiện tại của trường đạt 80% so với tiêu chuẩn về chất lượng giáo dục của hệ thống vào ngày 31 tháng 1 năm 2018.[8]

Tính đến tháng 6 năm 2017, trường có 490 giảng viên. Trong đó có 3 phó giáo sư, 40 tiến sĩ, 367 thạc sĩ và 80 giảng viên có trình độ đại học.[9]

Ngày 31 tháng 1 năm 2018, trường đã được hệ thống Đại học Quốc gia kiểm định chất lượng đào tạo, hiện tại trường đã đạt 80% so với tiêu chuẩn về chất lượng giáo dục của hệ thống.[8]

Ngày 13 tháng 8 năm 2019, Trường Đại học An Giang chuyển đơn vị chủ quản từ UBND tỉnh An Giang sang Đại học Quốc gia TPHCM, theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam.

Công tác nghiên cứu khoa học là một nhiêm vụ quan trọng được nhà trường quan tâm bên cạnh nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Ngay từ khi mới thành lập, nhà trường đã áp dụng hàng loạt chế độ chính sách ưu đãi cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên và sinh viên như: khen thưởng hàng năm đối với những đề tài có chất lượng, ban hành các quy định nhằm tạo điều kiện tốt cho người tham gia nghiên cứu khoa học.

Tạp chí Khoa học trường Đại học An Giang giới thiệu và công bố kết quả nghiên cứu của trường ở nhiều lĩnh vực thuộc khoa học lý thuyết và ứng dụng, bao gồm: (a) Khoa học Tự nhiên, Công nghệ và Môi trường; b) Nông nghiệp, Thủy sản và Công nghệ Sinh học; (c) Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục và (d) Khoa học Chính trị, Kinh tế và Pháp luật. Nội dung được công bố và giới thiệu của Tạp chí là các kết quả nghiên cứu, công trình tổng quan lý thuyết và thực tiễn chưa được xuất bản trên bất kỳ tạp chí nào khác.[11]

Từ năm 2017, Tạp chí Khoa học trường Đại học An Giang đã được Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước chấp nhận đưa vào danh mục tạp chí được tính điểm công trình khoa học ở 6 hội đồng chức danh chức danh Giáo sư ngành và liên ngành.

Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, nâng cao uy tín của mình, Đại học An Giang đã ký kết hợp tác với nhiều viện, Đại học trong và ngoài nước để nghiên cứu và đào tạo, trong đó nghiên cứu chủ yếu ở các lĩnh vực nông nghiệp, kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn. Gồm các trường Đại học và tổ chức liên kết sau:

© 2024 Bản quyền thuộc về Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh

Trường Đại học Kinh tế – Luật (tiếng Anh: University of Economics and Law – UEL) là trường đại học đào tạo và nghiên cứu khối ngành kinh tế, kinh doanh và luật hàng đầu Việt Nam nói chung và tại khu vực phía Nam nói riêng, được xếp vào nhóm trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam. Tiền thân của Trường là Khoa Kinh tế thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM).[3][4] Trường đã đạt được nhiều thành tựu trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng, trở thành một trong những cơ sở giáo dục đại học có điểm đầu vào cao nhất tại khu vực phía Nam đối với lĩnh vực kinh tế, kinh doanh và luật.

Ngày 9 tháng 7 năm 1996, theo Quyết định số 2819/GD-ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, trên cơ sở hợp nhất 3 trường đại học đào tạo lĩnh vực Kinh tế lúc bấy giờ (Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (cũ), Đại học Tài chính Kế toán Thành phố Hồ Chí Minh và Khoa Kinh tế thuộc trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh), Trường Đại học Kinh tế trực thuộc ĐHQG-HCM được thành lập. Năm 2001, theo Quyết định số 15/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải về việc tổ chức lại 2 hệ thống Đại học Quốc gia ở Hà Nội và TP.HCM, một số trường Đại học thành viên trực thuộc ĐHQG-HCM trước đây được tách ra hoạt động độc lập và chỉ trực Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Ngày 10 tháng 10 năm 2000, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 118/2000/QĐ-TTg, chính thức tách Trường Đại học Kinh tế ra khỏi hệ thống các trường thành viên của ĐHQG-HCM và thành lập Trường Đại học Kinh tế TP.HCM trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đến ngày 6 tháng 11 năm 2000, Giám đốc ĐHQG-HCM ban hành Quyết định số 441/QĐ-ĐHQG-TCCB về việc thành lập Khoa Kinh tế trực thuộc ĐHQG-HCM nhằm kế thừa và tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, đào tạo lĩnh vực Kinh tế của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQG-HCM (cũ). Khoa Kinh tế ĐHQG-HCM chính thức tuyển sinh đại học hệ chính quy khóa đầu tiên vào năm 2001 với 3 ngành: Kinh tế học, Kinh tế công cộng và Kinh tế đối ngoại. Năm 2002, Khoa Kinh tế ĐHQG-HCM mở 2 ngành đào tạo mới là Tài chính – Ngân hàng và Kế toán – Kiểm toán. Năm 2004, Khoa Kinh tế ĐHQG-HCM chuyển từ hình thức đào tạo niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ và tuyển sinh khóa đầu tiên ngành Luật kinh doanh, Hệ thống thông tin quản lý (tiền đề cho việc đào tạo lĩnh vực luật và quản lý của Trường)[5]. Trụ sở hoạt động của Khoa đặt tại Nhà điều hành ĐHQG TP.HCM (Linh Trung, Thủ Đức) và trong khuôn viên cơ sở Nguyễn Văn Cừ của trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Quận 5).

Ngày 24 tháng 3 năm 2010, theo Quyết định số 377/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Trường Đại học Kinh tế - Luật được thành lập trên cơ sở Khoa Kinh tế trực thuộc ĐHQG-HCM, đồng thời mở rộng lĩnh vực hoạt động, nghiên cứu và đào tạo từ Kinh tế thành Kinh tế, kinh doanh và luật. Việc thành lập Trường Đại học Kinh tế - Luật có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu xây dựng và phát triển ĐHQG-HCM thành trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, đạt trình độ tiên tiến, làm nòng cốt trong hệ thống giáo dục đại học, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế.

Tháng 7 năm 2010, theo Quyết định của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG-HCM lần lượt 7 Khoa đào tạo được thành lập trên cơ sở các Bộ môn sẵn có, cụ thể như sau:

Năm 2013, Khoa Luật kinh tế được thành lập trên cơ sở tái cấu trúc và chia tách Bộ môn Luật kinh tế từ Khoa Luật

Năm 2019, Khoa Toán kinh tế được thành lập trên cơ sở nâng cấp Bộ môn Toán kinh tế (thành lập năm 2008)

Tính đến năm 2023, Trường có 11 đơn vị đào tạo (trong đó có 9 khoa chuyên môn và 2 viện), 12 đơn vị quản lý, 2 đơn vị khoa học công nghệ, 3 đơn vị phục vụ đào tạo & khoa học công nghệ cùng 5 tổ chức chính trị - xã hội.