Với nguy cơ có đến hơn 10.000 học sinh lớp 9 bị đánh rớt trong cuộc đua chen chân vào trường THPT công lập, lựa chọn giữa học nghề và học dân lập đang trở thành vấn đề đau đầu cho các phụ huynh và học sinh.
Với nguy cơ có đến hơn 10.000 học sinh lớp 9 bị đánh rớt trong cuộc đua chen chân vào trường THPT công lập, lựa chọn giữa học nghề và học dân lập đang trở thành vấn đề đau đầu cho các phụ huynh và học sinh.
Nỗi lo kinh tế cũng là một vấn đề nan giải trong quá trình định hướng nghề nghiệp cho học sinh, cụ thể là điều kiện tài chính của gia đình với chi phí học tập. Do đó các em cần nghiêm túc xem xét, chọn trường học vừa sức với khả năng chi trả tránh sau này phải chịu áp lực tài chính dẫn đến lơ là hoặc bỏ học.
Học sinh cần nghiêm túc tính toán, cân đối để chọn được trường học vừa sức khả năng chi trả gia đình
Chọn nghề cũng cần phù hợp với năng lực học tập và tính cách bản thân người học. Ví dụ như học sinh có tính cách hướng nội, thích yên tĩnh thì sẽ khó khăn nếu theo những ngành đòi hỏi tính hoạt ngôn, năng động như MC. Thay vào đó các em sẽ phù hợp hơn với công việc văn phòng đòi hỏi tính tỉ mỉ, cẩn thận cao như văn thư, kế toán,…
Bên cạnh đó, yếu tố sức khỏe cũng là vấn đề học sinh nên đầu tư tìm hiểu bởi một số lĩnh vực, ngành nghề đòi hỏi các tiêu chuẩn đặc thù về sức khỏe. Có thể kể đến như công an, phi công, tiếp viên hàng không,…
Cọ xát thực tế và trải nghiệm với ngành nghề yêu thích thể hiện qua các buổi thực hành hướng nghiệp, câu lạc bộ,… Những hoạt động này giúp học sinh có cái nhìn thực tiễn về công việc sau này của mình, lấy đó làm căn cứ đánh giá chuẩn xác mức độ phù hợp của bản thân với ngành nghề.
Hiện nay, các trường THPT đã và đang đẩy mạnh chương trình hướng nghiệp mời các chuyên gia, doanh nghiệp chia sẻ, giao lưu với học sinh. Đây là cơ hội tốt bạn nên tận dụng.
Ngoài ngành chính học sinh nên chuẩn bị các ngành liên quan, trường liên quan khác làm phương án dự bị phòng trường hợp không đỗ nguyện vọng. Ví dụ: bạn mong muốn học ngành Y nhưng không đủ điểm thì có thể chuyển hướng sang ngành Dược với mức điểm đầu vào thấp hơn. Hoặc không đủ điểm học các trường Đại học Dược có thể ứng tuyển tại trường Cao đẳng Dược.
Mỗi ngành đòi hỏi những kỹ năng riêng để đáp ứng được chương trình học và công việc sau khi ra trường. Vậy làm sao để biết thế mạnh bản thân cũng như cần trau dồi kỹ năng gì phù hợp với đặc trưng công việc lựa chọn? Trả lời các câu hỏi sau sẽ giúp bạn có đáp án rõ ràng.
Có thể thấy, việc hướng nghiệp cho học sinh THPT không chỉ đơn giản dựa vào thế mạnh người học mà còn trải qua nhiều giai đoạn với các điều kiện khác nhau. Học sinh cần đảm bảo thực hiện tuần tự, đầy đủ các hướng dẫn trên để chọn được ngành nghề tương lai phù hợp. Tuyệt đối không chỉ chọn theo học lực mà bỏ qua năng lực, tính cách hoặc chỉ chọn nghề có địa vị xã hội cao mà đánh giá thấp những công việc có thu nhập thấp.
Kết thúc bài viết tại đây mong rằng những thông tin về tư vấn nghề nghiệp cho học sinh THPT mà Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch chia sẻ ở trên đã giúp các em hiểu hơn về hoạt động này. Từ đó biết cách chọn nghề, chọn trường phù hợp tăng cơ hội phát triển bản thân, tìm được việc làm tốt với thu nhập hấp dẫn.
Các em nên chủ động cân nhắc trong quá trình chọn ngành nghề để có quyết định đúng đắn và phù hợp. Sau đây là một số hướng dẫn cụ thể:
Bước đầu tiên và quan trọng nhất khi lựa chọn ngành nghề là phải xác định được điểm mạnh về tính cách, học lực,… Điều này giúp người học xác định nhóm ngành tương xứng, dễ dàng vượt qua khó khăn và đi sâu tìm hiểu chuyên môn công việc. Học sinh có thể xác định điểm mạnh bằng việc tự đánh giá hoặc tham khảo ý kiến của thầy cô, bạn bè, người thân và làm bài test trên mạng.
Người học yêu thích ngành học đồng nghĩa với khả năng gắn bó lâu dài hơn. Vì vậy, bạn cần xác định rõ bản thân có niềm đam mê đặc biệt nào, ví dụ như hội họa, nghiên cứu khoa học, thuốc, chữa bệnh cứu người,… Đây sẽ là “kim chỉ nam” lựa chọn nghề nghiệp chính xác.
Ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, việc hiểu rõ nhu cầu việc làm và các biến đổi của thị trường lao động giúp bạn hạn chế tình trạng ra trường thất nghiệp. Các em có thể tổng hợp thông tin, nắm bắt xu hướng việc làm từ báo chí chính thống, số liệu và nhận định từ các chuyên gia hoặc tổ chức có chuyên môn.
Học sinh cần nắm bắt đầy đủ các thông tin về ngành nghề sẽ chọn bao gồm xu hướng phát triển, thu nhập bình quân, tỷ lệ cạnh tranh đầu vào và công việc sau khi ra trường,… Một số câu hỏi cơ bản giúp bạn hiểu hơn về ngành nghề theo học gồm:
Nhiều bạn trẻ cho rằng thời điểm định hướng nghề nghiệp tốt nhất là học THPT vì đây là các năm học cuối của chương trình đào tạo phổ thông quốc gia. Giai đoạn này học sinh cũng đã trưởng thành về nhìn nhận, đánh giá năng lực cũng như sở trường và năng khiếu. Chính vì vậy, hoạt động hướng nghiệp diễn ra dễ dàng giúp các em chọn được nghề nghiệp phù hợp.
Ngoài ra, THPT cũng là độ tuổi các bạn ý thức được tầm quan trọng của công việc trong tương lai. Điều này thúc đẩy người học quan tâm hơn đến thông tin tuyển sinh, triển vọng nghề nghiệp trên các kênh thông tin như báo mạng điện tử, truyền hình,…
Không sai khi nói giai đoạn học cấp 3 là thời gian lý tưởng để hướng nghiệp. Song thực tế, việc hướng nghiệp càng sớm càng mang đến nhiều lợi ích hơn cho học sinh. Việc được tư vấn, chọn ra công việc sớm định hình cho các em chặng đường học hành phía trước, những điều cần làm, những thứ cần chuẩn bị, từ đó chủ động ôn luyện và tăng cơ hội đỗ nguyện vọng.
Song song với hoạt động tư vấn từ các chuyên gia, thầy cô và cha mẹ, học sinh cũng có thể tự mình xem xét chọn ngành nghề theo nhu cầu và điều kiện bản thân.
Tầm quan trọng của tư vấn hướng nghiệp thể hiện với từng đối tượng riêng biệt, cụ thể:
Các giá trị trên là minh chứng cho thấy không phải ngẫu nhiên nhiều bạn trẻ tìm đến hoạt động tư vấn nghề nghiệp từ khi còn rất sớm. Tuy nhiên, thời điểm nào là lý tưởng nhất học sinh cần được tư vấn hướng nghiệp?
Bước tiếp theo học sinh cần làm là xây dựng kế hoạch học tập bám sát ngành nghề mình đã chọn. Trong đó tập trung ôn tập các môn thuộc tổ hợp môn xét/thi tuyển, tham gia hoạt động ngoại khoá, cuộc thi tài năng liên quan ngành nghề để “tô điểm” hồ sơ học tập cũng như tích lũy kinh nghiệm thực tế, từ đó tăng cơ hội cạnh tranh khi ứng tuyển.