Phong trào luyện tập Pháp Luân Công ở Việt Nam xuất hiện khoảng 7 hay 8 năm sau khi phong trào này xuất hiện lần đầu tiên tại Trung Quốc vào năm 1992. Đến năm 2011, số lượng người tham gia tập luyện đã tăng hơn 1500 người[1] và tính đến năm 2016 có rất nhiều người tu luyện, rất nhiều điểm tập luyện Pháp Luân Công xuất hiện ở các công viên ở Việt Nam[2][3].
Phong trào luyện tập Pháp Luân Công ở Việt Nam xuất hiện khoảng 7 hay 8 năm sau khi phong trào này xuất hiện lần đầu tiên tại Trung Quốc vào năm 1992. Đến năm 2011, số lượng người tham gia tập luyện đã tăng hơn 1500 người[1] và tính đến năm 2016 có rất nhiều người tu luyện, rất nhiều điểm tập luyện Pháp Luân Công xuất hiện ở các công viên ở Việt Nam[2][3].
BBC đưa tin, trước ngày 3 tháng 2 năm 2014, bốn người Nguyễn Doãn Kiên, Vũ Hồng Tố, Nguyễn Văn Kiểm và Trinh Kim Khánh tự nhận là học viên Pháp Luân Công và thông báo trên mạng xã hội kế hoạch kéo đổ tượng Lenin và đập Lăng Hồ Chí Minh. Vào ngày 03/02/2014 nhóm người này đã mang theo búa ra Lăng Hồ Chí Minh và bị bắt trước khi thực hiện được ý định. Ngày 27 tháng 3 năm 2014, bốn người này đã bị tòa kết án 4 tới 6 năm tù vì tội gây rối trật tự công cộng và phá hoại công trình Nhà nước[50]. Theo BBC, cả bốn người bị kết án đều tự nhận là theo Pháp Luân Công, nhưng báo Đại Kỷ Nguyên (thuộc sở hữu của Pháp luân công) thì phủ nhận bốn người này là học viên Pháp Luân Công.[51]
Ngày 5 tháng 9 năm 2016, Trường THCS Lê Quý Đôn (quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã thuê đoàn nhạc diễu hành Thiên Quốc[52] để biểu diễn chào mừng trong ngày khai giảng.
Vào tháng 10 năm 2019, trang web kiểm tra thực tế Snopes đã báo cáo rằng Đại Kỷ Nguyên (trang web của Pháp luân công) có liên kết chặt chẽ với một mạng lớn các trang và nhóm Facebook có tên là The BL (Vẻ đẹp của cuộc sống) chuyên chia sẻ quan điểm ủng hộ Donald Trump và các thuyết âm mưu như QAnon. BL đã chi ít nhất 510.698 đô la cho quảng cáo trên Facebook. Hàng trăm quảng cáo đã bị xóa do vi phạm các quy tắc quảng cáo của Facebook. BL được đăng ký tại Middletown, New York, tới một địa chỉ cũng được đăng ký với Mạng phát thanh Âm thanh Hy vọng của Pháp Luân Công, nhưng Snopes nhận thấy "toàn bộ cửa hàng này thực sự là ngôn ngữ tiếng Anh ấn bản của trang Đại Kỷ Nguyên tiếng Việt Nam."[6][53] Snopes phát hiện ra rằng The BL sử dụng hơn 300 hồ sơ Facebook giả mạo có địa chỉ tại Việt Nam và một số quốc gia khác, sử dụng tên, ảnh cổ trang và ảnh người nổi tiếng trong hồ sơ của họ để mô phỏng người Mỹ, để quản lý hơn 150 nhóm Facebook ủng hộ Trump khuếch đại nội dung của nó.[6][54]
BL tập trung vào chính trị Mỹ nhưng một phần hoặc chủ yếu được quản lý từ Việt Nam. Facebook cho biết Tập đoàn truyền thông Epoch, chủ của Đại Kỷ Nguyên, đã chi 9,5 triệu đô la cho quảng cáo truyền bá nội dung thông qua các trang tin và nhóm hiện đang bị cấm hoạt động trên Facebook. Đại Kỷ Nguyên và BL phủ nhận có liên quan đến nhau, nhưng Facebook cho hay: Mặc dù những người đứng sau mạng lưới này đã cố gắng che giấu danh tính và sự phối hợp của họ, điều tra của Facebook đã kết nối hoạt động này với Tập đoàn truyền thông Epoch, một tổ chức truyền thông chuyên ủng hộ Pháp luân công tại Hoa Kỳ, và tập đoàn thuê các cá nhân ở Việt Nam làm việc thay mặt họ.[55]
Nếu trình duyệt không tự chuyển, bạn vui lòng click vào đây để vào Trang chủ
"We have enjoyed an excellent relationship with Navigos Search. They have helped us to find outstandingly qualified candidates who have brought real value to our organization...people who not only have suitable skills but who also fit with our culture. We have used Navigos Search for years and they have always been able to find the talents that we need, even for very niche positions. I would personally recommend Navigos Search Team to any firm."
Pháp Luân Công hay Pháp Luân Đại Pháp là một phong trào tôn giáo mới.[1][2] Pháp Luân Công được Lý Hồng Chí sáng lập ở Trung Quốc vào đầu những năm 1990. Pháp Luân Công có trụ sở toàn cầu tại Dragon Springs, một khu đất rộng 400 mẫu Anh (160 ha) xung quanh Cuddebackville ở Deerpark, New York, nằm gần nơi ở hiện tại của Lý Hồng Chí. Phần mở rộng nghệ thuật biểu diễn của Pháp Luân Công, Thần Vận và hai trường đào tạo liên kết chặt chẽ, Trường Cao đẳng Fei Tian và Học viện Nghệ thuật Fei Tian, hoạt động trong và xung quanh Dragon Springs.[3][4]
Pháp Luân Công ra đời trong giai đoạn cuối của thời kỳ "bùng nổ khí công" ở Trung Quốc, với sự xuất hiện hàng loạt những môn phái tu tập tương tự nhau với các đặc điểm là thiền định, các bài tập cử động chậm rãi và điều hòa hơi thở. Pháp Luân Công kết hợp thiền định và các bài tập khí công với một triết lý đạo đức. Thực hành của Pháp Luân Công nhấn mạnh vào tâm tính, và tự nhận là một trường phái của Phật giáo, tuy vậy có kết hợp các yếu tố của Đạo giáo. Những người tập luyện Pháp Luân Công mong muốn loại bỏ các cố chấp của tâm trí thông qua cách hành xử đạo đức và thiền định, và cuối cùng đạt đến sự giác ngộ tâm linh.
Mặc dù Pháp Luân Công ban đầu nhận được sự hỗ trợ đáng kể từ các giới chức Trung Quốc, nhưng từ giữa đến cuối thập niên 1990, nhà nước Trung Quốc ngày càng xem Pháp Luân Công như một mối đe dọa tiềm tàng bởi số lượng người tham gia, sự độc lập đối với nhà nước, và nội dung những bài giảng trong kinh của môn khí công này. Các nguồn tin khác nhau ước tính số người tập Pháp Luân Công ở Trung Quốc khi đạt đỉnh điểm là từ 3 đến 20 triệu người[5] Chính phủ Trung Quốc cho rằng một số học viên Pháp luân công đã tham gia vào các hoạt động tuyên truyền mê tín dị đoan, chống chính phủ và cả việc ủng hộ cho những phần tử ly khai Tây Tạng[6]
Trong thời gian đó, các thông tin truyền thông mang tính tiêu cực về Pháp Luân Công bắt đầu xuất hiện, và các học viên thường phản ứng bằng cách biểu tình và bao vây các cơ quan báo chí liên quan. Hầu hết trong các lần biểu tình, các học viên đã thành công trong việc buộc tờ báo gỡ bài, nhưng tranh cãi và căng thẳng tiếp tục leo thang. Căng thẳng lên đến đỉnh điểm vào tháng 4 năm 1999, khi hơn 10.000 người tập luyện Pháp Luân Công đã biểu tình gần khu nhà trung ương chính phủ ở Bắc Kinh để yêu cầu công nhận tính hợp pháp và không bị nhà nước can thiệp. Cuộc biểu tình này được nhiều người xem là chất xúc tác góp phần tạo ra cuộc trấn áp sau này.
Vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, giới lãnh đạo Trung Quốc khởi xướng một chiến dịch trấn áp trên toàn quốc và tuyên truyền trên nhiều mặt với mục đích loại bỏ Pháp Luân Công. Việc truy cập Internet vào các trang web có đề cập đến Pháp Luân Công bị ngăn chặn, và vào tháng 10 năm 1999 Pháp Luân Công bị Chính phủ Trung Quốc tuyên bố là một "tổ chức tà giáo" đe dọa sự ổn định xã hội. Tổ chức Freedom House (Hoa Kỳ) cáo buộc những người tập luyện Pháp Luân Công ở Trung Quốc "là đối tượng của hàng loạt hoạt động ngược đãi nhân quyền", ước tính đã có hàng trăm ngàn người bị bỏ tù mà không qua xét xử[7] và nhiều người tập Pháp Luân Công bị giam giữ đã phải lao động cưỡng bức, hành hạ tâm thần, tra tấn, và nhiều phương pháp cưỡng chế khác nhằm chuyển hóa tư tưởng, dưới sự kiểm soát của chính quyền Trung Quốc.[8] Tính đến năm 2009, các tổ chức nhân quyền phương Tây tuyên bố đã có ít nhất 2.000 người tập Pháp Luân Công đã chết do bị hành hạ khi bị giam giữ.[9] Một số nhà quan sát phương Tây còn cho rằng hàng chục ngàn người có thể đã bị giết hại để cung ứng nội tạng cho ngành công nghiệp ghép tạng của Trung Quốc.[10][11] Trong nhiều năm kể từ khi bị trấn áp, các tổ chức Pháp Luân Công tại Trung Quốc đã thực hiện những hoạt động mà họ tuyên bố là để "vận động cho nhân quyền ở Trung Quốc".
Người sáng lập Pháp Luân Công Lý Hồng Chí đã di cư sang Hoa Kỳ từ năm 1996, và số lượng người tập Pháp Luân Công trên toàn cầu là khá lớn. Tại Trung Quốc đại lục năm 2009, tổ chức Freedom House (Hoa Kỳ) ước tính có hàng chục triệu người vẫn đang tiếp tục tập luyện Pháp Luân Công bất chấp việc bị chính phủ ngăn cấm.[12][13][14] Ước tính có hàng trăm ngàn người đang tập luyện Pháp Luân Công bên ngoài Trung Quốc tại hơn 70 quốc gia trên toàn thế giới.[15][16]
Pháp Luân Công quản lý nhiều tổ chức mở rộng ở Hoa Kỳ và nước ngoài, họ đã nhận được sự chú ý đáng kể của giới truyền thông phương Tây vì sự can dự vào chính trị Hoa Kỳ và thông điệp ý thức hệ, đặc biệt kể từ khi các tổ chức mở rộng này tham gia vào cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016. Các tổ chức mở rộng của Pháp Luân Công bao gồm Đại Kỷ Nguyên, một tổ chức truyền thông đã nhận được sự chú ý đáng kể của giới truyền thông vì chuyên quảng bá các thuyết âm mưu và chính trị cánh hữu, tuyên truyền chống tiêm chủng[17], tuyên truyền chống chủ nghĩa cộng sản[18], ủng hộ phong trào ly khai Tây Tạng và tập trung quảng bá cho tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.[3][19][20] Đoàn ca múa nhạc Thần Vận cũng đã nhận được sự đưa tin đáng kể của giới truyền thông vì mục đích tuyên truyền của nó, chẳng hạn như các tuyên bố chống thuyết tiến hóa và quảng bá học thuyết Pháp Luân Công, đồng thời tự cho mình là được thành lập dựa trên truyền thống cổ xưa.[21][22][23]
Pháp Luân Công thường được biết đến nhiều nhất qua phong trào khí công ở Trung Quốc. Khí công là một thuật ngữ hiện đại đề cập đến một loạt các phương pháp liên quan đến vận động chậm, thiền, và thở có kiểm soát. Các bài tập theo kiểu khí công trong lịch sử đã được các nhà sư Phật giáo, các võ sĩ Đạo giáo, và các học giả Nho giáo tập luyện từ xa xưa như là một phương thức cải biến tinh thần, đạo đức, và thể chất.[24]
Phong trào khí công hiện đại xuất hiện vào đầu những năm 1950, khi các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc coi các kỹ thuật này là một cách để cải thiện sức khỏe. Thuật ngữ mới này được dựng lên để tránh liên đới với các môn tu luyện tôn giáo, vốn dễ bị gắn nhãn là "mê tín dị đoan" và bị đàn áp trong thời kỳ chủ nghĩa Mao [24][25]. Những người sớm chấp nhận khí công đều tránh các ngụ ý về tôn giáo của nó và xem khí công chủ yếu như là một nhánh của y học Trung Quốc. Vào cuối những năm 1970, các nhà khoa học Trung Quốc cho biết đã phát hiện ra sự tồn tại vật chất của năng lượng khí mà khí công tìm cách khai thác.[26] Trong giai đoạn thời kỳ hậu Mao-ít thiếu thốn tâm linh, hàng chục triệu người dân thành thị và người cao tuổi Trung Quốc đã tham gia luyện tập khí công,[27][28][29] và hàng loạt các thầy khí công có uy tín đã mở văn phòng hành nghề. Từng có thời điểm, hơn 2.000 môn khí công đã được giảng dạy.[30] Hiệp hội Nghiên cứu Khoa học Khí công (CQRS), một cơ quan được quản lý bởi nhà nước Trung Quốc, đã được thành lập vào năm 1985 để giám sát và quản lý phong trào này.[31].
Vào ngày 13 tháng 5 năm 1992, Lý Hồng Chí đã tổ chức buổi hội thảo đầu tiên giới thiệu trước công chúng về Pháp Luân Công tại thành phố Trường Xuân ở vùng đông bắc của Trung Quốc. Theo tiểu sử về hành trình chứng ngộ tâm linh của ông, Lý Hồng Chí nói rằng ông đã được "một số thiền sư theo các trường phái Phật giáo và Đạo giáo" dạy cho ông cách thức "tu luyện". Những người thầy này bao gồm đại sư Toàn Giác (Quan Jue), truyền nhân đời thứ 10 của một môn Đại Pháp của Phật Gia, và một vị sư phụ trong môn Đại Đạo với Đạo danh là Chân Đạo từ dãy núi Trường Bạch. Pháp Luân Công được cho là kết quả qua sự sắp xếp và ghi chép lại những bài học mà ông đã được truyền thụ.[32]
Lý Hồng Chí giới thiệu Pháp Luân Công thuộc về "truyền thống tu luyện đã tồn tại từ hàng trăm năm nay",[33] và qua đó ông muốn khôi phục lại các yếu tố tôn giáo và tâm linh trong sự tập luyện khí công vốn bị loại bỏ trong thời kỳ Cộng sản trước đó. David Palmer viết rằng Lý đã "định nghĩa lại phương pháp của ông có mục đích hoàn toàn khác với khí công: mục đích tập luyện không phải để đạt được sức khỏe thể chất hay phát triển công năng, mà là để thanh tẩy tâm của con người và đạt đến sự giải thoát/cứu độ".[24]
Pháp Luân Công khác biệt với các trường phái khí công khác ở chỗ các bài giảng của môn tu luyện này bao gồm một loạt các chủ đề tâm linh và siêu hình, nhấn mạnh về các giá trị đạo đức và đức hạnh và trình bày chi tiết về một vũ trụ luận hoàn chỉnh.[34] Môn tu luyện này là thuộc về Phật gia (Fojia) nhưng cũng có sử dụng các khái niệm và ngôn ngữ có trong Đạo giáo và Khổng giáo[31]. Điều này đã khiến một số học giả coi Pháp Luân Công như là một loại đức tin kết hợp giữa các trường phái.[35]
Pháp Luân Công mong muốn các học viên có thể đề cao về mặt tinh thần thông qua sự giữ gìn đạo đức ngay chính và tập luyện hệ thống các bài tập và thiền định. Ba nguyên lý trọng tâm của đức tin này là Chân (真, Zhēn), Thiện (善, Shàn), Nhẫn (忍, Rěn).[36][37] Những nguyên lý này được xem là bản chất cơ bản của vũ trụ, tiêu chí để phân biệt đúng sai, và được cho là biểu hiện cao nhất của Đạo, hoặc Phật Pháp.[38][39][40] Tuân thủ và tu luyện những đức tính này được xem là nền tảng trong sự tu tập Pháp Luân Công.[41] Trong Chuyển Pháp Luân (转法轮), quyển sách căn bản được xuất bản năm 1995, Lý Hồng Chí viết: "Bất kể tiêu chuẩn đạo đức của nhân loại thay đổi như thế nào... Bản chất của vũ trụ không thay đổi, và nó là tiêu chuẩn duy nhất để quyết định người tốt và người xấu. Vậy nên là một người tu luyện chư vị phải lấy bản chất của vũ trụ làm chỉ đạo để cải thiện bản thân mình".[38][42]
Tu luyện Pháp Luân Công có hai đặc điểm: tập luyện các bài tập, và sự cải biến tâm tính (xinxing - bẩm tính, tính khí) của một người. Trong quyển sách chính của Pháp Luân Công, Lý nói rằng tâm tính "bao gồm đức (là một loại vật chất), nó bao gồm Nhẫn, nó bao gồm Ngộ, bao gồm xả - xả bỏ tất cả các ham muốn và chấp trước của người thường - và chư vị cũng phải chịu đựng cực khổ, và còn nhiều thứ khác nữa".[43] Một người có thể đề cao phẩm chất đạo đức một mặt bằng cách sống chiểu theo chân, thiện, nhẫn; và mặt khác, bằng cách xả bỏ những dục vọng và "những suy nghĩ và hành vi tiêu cực, chẳng hạn như tham lam, tư lợi, sắc, dục, sát sinh, tranh đấu, trộm cắp, cướp giật, lừa dối, ghen tuông, v.v.".[17]
Trong các khái niệm trọng tâm ở các bài giảng của Pháp Luân Công là sự tồn tại của 'Đức' ('德, Dé) và ‘Nghiệp’ (' 業, Ye).[44][45] Đức được tạo ra thông qua làm việc tốt và chịu đau khổ, trong khi nghiệp được tích lũy do những việc làm sai trái. Tỷ lệ nghiệp và đức của một người được cho là sẽ quyết định vận mệnh của họ trong cuộc đời này hoặc kiếp sau. Trong khi đức đem lại may mắn và đưa đến sự ngộ đạo, tích tụ nghiệp sẽ mang đến đau khổ, bệnh tật, và sự xa rời bản chất của vũ trụ.[31][45][46] Sự đề cao tâm tính đạt được thông qua việc tiêu nghiệp và tích đức.[47]
Các bài giảng của Pháp Luân Công cho rằng con người thuở ban đầu và bẩm sinh là tốt, thậm chí là sinh mệnh cao tầng, nhưng họ đã rơi vào cõi mê và chịu đau khổ sau khi phát triển tư tâm và tích nghiệp.[38][48][49] Để đề cao lên lại và quay trở về với "bản chất thật" của mình, các học viên Pháp Luân Công phải đồng hóa mình với các đặc tính chân, thiện, nhẫn, buông bỏ "các cố chấp của tâm trí và dục vọng" và phải chịu khổ để hoàn trả nghiệp.[31][38][50] Mục tiêu cuối cùng của sự tu luyện là sự giác ngộ hay viên mãn (yuanman), và thoát khỏi vòng luân hồi mà trong truyền thống Phật giáo gọi là ‘’samsara’’.[38][51]
Tư tưởng văn hóa Trung Quốc truyền thống và sự hiện đại là hai trọng tâm trong các bài giảng của Lý Hồng Chí. Pháp Luân Công nhắc lại niềm tin truyền thống của người Trung Quốc rằng con người được kết nối với vũ trụ qua tâm trí và cơ thể, và Lý tìm cách thách thức "các tâm lý thông thường", liên quan đến bản chất và nguồn gốc của vũ trụ, thời-không, và cơ thể con người.[52][53] Môn tu luyện này vận dụng sự huyền bí Á Đông và y học cổ truyền Trung Quốc, chỉ trích các giới hạn được cho là do khoa học hiện đại tự mình đặt ra, đặc biệt là thuyết tiến hóa, và coi khoa học truyền thống Trung Quốc là một hệ thống hoàn toàn khác, nhưng trên phương diện bản thể luận là có giá trị ngang nhau.[54]
Ngoài triết lý đạo đức, Pháp Luân Công bao gồm bốn bài tập đứng và một bài ngồi thiền. Các bài tập được coi là yếu tố thứ yếu so với việc đề cao chuẩn mực đạo đức, dù vẫn là một phần thiết yếu của sự tu luyện Pháp Luân Công.[31][55]
Bài tập đầu tiên, được gọi là "Phật Triển Thiên Thủ pháp", nhằm điều động năng lượng tự do di chuyển khắp cơ thể và khai mở các kinh mạch. Bài tập thứ hai, "Pháp Luân Trang pháp", gồm việc giữ bốn tư thế tĩnh - mỗi tư thế đó giống như đang ôm một bánh xe - trong thời gian dài. Mục đích của bài tập này là để "sinh trí tuệ, làm tăng sức mạnh, đề cao tầng, và gia trì thần thông". Bài tập thứ ba, "Quán Thông Lưỡng Cực pháp", bao gồm ba động tác chuyển động nhằm mục đích để có thể trục xuất năng lượng xấu (ví dụ khí bệnh hoặc khí đen) và hấp thụ năng lượng tốt vào cơ thể. Thông qua thực hành bài tập này, các học viên mong muốn làm sạch và tịnh hóa thân thể. Bài tập thứ tư, "Pháp Luân Chu Thiên pháp", tìm cách để năng lượng lưu thông tự do trong cơ thể. Không giống bốn bài tập đầu tiên, bài tập thứ năm được thực hiện trong tư thế kiết già. Được gọi là "Thần Thông Gia Trì pháp", tư thế thiền định này được duy trì càng lâu thì càng tốt.[56][57]
Người tập có thể tập các bài tập Pháp Luân Công một mình hay tập theo nhóm, và thời gian tập tùy vào nhu cầu và khả năng của từng cá nhân người tập.[38][58] Porter viết rằng các học viên Pháp Luân Công được khuyến khích đọc các kinh sách Pháp Luân Công và tập luyện các bài tập đều đặn, tốt nhất là tập hàng ngày.[59] Các bài tập Pháp Luân Công được tập luyện theo hình thức nhóm trong công viên, khuôn viên các trường đại học, và những nơi sinh hoạt công cộng khác tại hơn 70 quốc gia trên toàn thế giới, và được hướng dẫn miễn phí bởi các tình nguyện viên.[59][60] Ngoài năm bài tập, vào năm 2001 một hoạt động thiền định đã được đưa vào gọi là "phát chính niệm", nhằm mục đích giảm bớt sự bức hại trên bình diện tinh thần.[59]
Một nghiên cứu thí nghiệm liên quan đến hồ sơ di truyền của sáu học viên Pháp Luân Công tuyên bố rằng "thay đổi trong biểu hiện gen của các học viên [Pháp Luân Công] trái ngược với những người khỏe mạnh bình thường được đối chiếu trong thí nghiệm, đặc trưng bởi sự tăng cường khả năng miễn dịch, ức chế/giảm sự trao đổi chất của tế bào, và thay đổi các gen liên quan đến quá trình apoptosis giúp tiêu viêm nhanh".[61]
Với việc áp dụng nhiều hệ thống thiền định Phật giáo và Đạo giáo, ngoài lợi ích về sức khỏe, Pháp Luân công tuyên bố rằng học viên có thể chuyển hóa cơ thể vật chất và tu luyện ra nhiều thần thông (shentong), chẳng hạn như tha tâm thông (đọc ý nghĩ) và thiên nhãn thông.[62] Những cuộc thảo luận về các công năng cũng là đặc điểm nổi bật trong phong trào khí công, và sự tồn tại của những công năng này cũng nhận được những ý kiến đồng thuận trong cộng đồng khoa học Trung Quốc vào những năm 1980.[26] Các bài giảng của Pháp Luân Công cho rằng các học viên có thể có được những công năng thông qua sự kết hợp giữa tu luyện tâm tính, thiền định và các bài tập. Những công năng này bao gồm – (nhưng không chỉ giới hạn trong) - tiên tri, thấu thính, tha tâm thông, và thiên mục (thông qua việc mở con mắt thứ ba hoặc thiên nhãn). Tuy nhiên, Pháp Luân Công nhấn mạnh rằng các quyền năng này chỉ có thể được phát triển nhờ vào sự tu luyện tâm tính, và không nên truy cầu hoặc hiển thị tùy tiện.[63] Theo David Ownby, Pháp Luân Công dạy rằng "Tự phụ về khả năng, hoặc mong muốn thể hiện là biểu hiện của những chấp trước nguy hiểm", và Lý cảnh báo các đệ tử không nên bị phân tâm bởi sự theo đuổi các "thần thông" như vậy.[26]
Theo tờ Washington Post (Hoa Kỳ), nhiều học viên Pháp Luân công tin rằng việc thực hiện các bài tập này có thể "nuôi dưỡng năng lượng vũ trụ", giúp họ chữa khỏi rất nhiều bệnh nan y hoặc mãn tính, từ ung thư cho đến đến chứng dị ứng. Các niềm tin kiểu này được Pháp luân công truyền bá khắp nơi. Một công chức nghỉ hưu ở Bắc Kinh nói rằng Pháp Luân Công đã chữa khỏi bệnh dị ứng da và tiêu chảy mãn tính của ông. Một phụ nữ Trung Quốc ở độ tuổi 50 cho rằng Pháp Luân Công giúp cô tái tạo một đoạn xương đã bị cắt bỏ trong cuộc phẫu thuật, một Cơ đốc nhân thì tự mô tả Pháp Luân Công đã giúp kiểm soát bệnh tiểu đường của ông ấy. Stephen Barrett, giáo sư khoa tâm thần, đồng sáng lập Hội đồng quốc gia chống gian lận sức khỏe (Hoa Kỳ) cho rằng tập Pháp Luân Công không có gì sai khi sử dụng chúng như bài tập thể dục nhẹ nhàng và một kỹ thuật thư giãn tâm lý. Tuy nhiên, những bài tập này có thể gây nguy hiểm khi chúng tạo ra niềm tin sai lầm. Pháp Luân Công liên tục đưa ra những tuyên bố về sức khỏe mà không thể xác minh một cách khoa học, bao gồm chữa bệnh bằng cách tiếp xúc, chữa khỏi người bị liệt, chữa bệnh ung thư với tỷ lệ thành công cao hơn nhiều so với các loại thuốc thông thường, gửi xung động để chữa bệnh ở khoảng cách xa hoặc sống thọ tới mấy trăm năm. Stephen Barrett lo ngại rằng niềm tin mù quáng vào "sức mạnh chữa bệnh tuyệt đối" khi tập Pháp Luân Công có thể khiến những người bệnh từ chối các phương pháp điều trị y tế khoa học.[64]
Pháp Luân Công khác biệt với các phương pháp tu Phật truyền thống là đề cao việc tham dự vào thế giới trần tục. Các học viên Pháp Luân Công được yêu cầu duy trì việc làm và cuộc sống gia đình thường nhật, tuân thủ luật pháp của chính phủ sở tại, và không tách mình ra khỏi xã hội. Có một ngoại lệ dành cho các tăng ni, họ được phép tiếp tục lối sống trong chùa chiền trong khi tập luyện Pháp Luân Công.[38][65]
Góp phần vào sự chú trọng về cách hành xử đúng mực, các bài giảng của Pháp Luân Công quy định một tiêu chuẩn đạo đức cá nhân nghiêm ngặt đối với các học viên. Họ phải hành động trung thực, làm việc tốt, và hành xử với sự kiên nhẫn và nhẫn nại khi gặp phải khó khăn. Ví dụ, Lý quy định rằng một học viên Pháp Luân Công phải "không đánh lại khi bị đánh, không nói lại khi bị công kích".[66] Ngoài ra, họ phải "loại bỏ những suy nghĩ và hành vi tiêu cực", chẳng hạn như tham lam, lừa dối, ghen tuông, v.v.[38][66] Các bài giảng còn cấm hút thuốc và uống rượu, bởi chúng được xem như những thứ kích thích có hại cho sức khỏe và sự tỉnh táo.[38][67][68] Các học viên Pháp Luân Công bị cấm không được giết hại các sinh vật, bao gồm cả động vật với mục đích để lấy thực phẩm, mặc dù họ không bị bắt buộc phải ăn chay.[66]
Ngoài những điều này, người tập Pháp Luân Công phải từ bỏ các chấp trước và các ham muốn ở thế gian.[17] Trong quá trình tu luyện, học viên Pháp Luân Công nhắm vào việc buông bỏ sự theo đuổi danh vọng, truy cầu tiền bạc, tình cảm, và các vướng mắc khác. Những bài giảng của Lý Hồng Chí nhiều lần nhấn mạnh đến sự trống rỗng khi truy cầu vật chất; mặc dù các học viên Pháp Luân Công không được khuyến khích nghỉ việc hoặc né tránh tiền bạc, nhưng họ phải dần buông bỏ các chấp trước trên phương diện tâm lý đối với những điều này.[67] Tương tự như vậy, ham muốn tình dục và dục vọng là những chấp trước cần phải loại bỏ, nhưng các học viên Pháp Luân Công thường vẫn sẽ kết hôn và lập gia đình.[67] Tất cả các quan hệ tình dục ngoài hôn nhân, hôn nhân đồng tính được xem là trái luân lý.[69] Mặc dù người đồng tính nam và đồng tính nữ có thể tu luyện Pháp Luân Công, nhưng cư xử đồng tính bị cho là sẽ tạo nghiệp, và do đó bị xem là không phù hợp với các mục tiêu của việc tu luyện.[70]
Vũ trụ luận của Pháp Luân Công bao gồm niềm tin rằng các dân tộc khác nhau đều có thiên đàng riêng tương ứng, và những cá nhân mang hai dòng máu sẽ mất đi một số khía cạnh của kết nối này.[31] Tuy nhiên, Lý Hồng Chí cho rằng việc lai giữa hai chủng tộc không ảnh hưởng đến linh hồn của một người, cũng không cản trở khả năng tu luyện của họ.[31] Môn tu luyện này không có bất cứ lập trường chính thức nào chống lại việc kết hôn giữa các chủng tộc, và nhiều học viên Pháp Luân Công có con lai.[71]
Pháp Luân Công chỉ bảo người tập không tham gia vào các vấn đề chính trị hay xã hội.[72] Sự quan tâm quá mức vào chính trị được xem như là một chấp trước vào quyền lực và sức ảnh hưởng ở thế gian, và Pháp Luân Công hướng đến việc vượt qua những sự truy cầu như vậy. Theo ông Hồ Bình, "Pháp Luân Công chỉ tịnh hóa cho một cá nhân thông qua các bài công pháp, và không dính mắc gì đến các vấn đề xã hội, quốc gia. Nó không đề xuất hoặc thậm chí là gợi ý về một mô hình nào cho sự thay đổi xã hội. Nhiều tôn giáo... theo đuổi cải cách xã hội ở một mức nào đó... nhưng không thấy có chiều hướng như vậy trong Pháp Luân Công".[73]
Cuốn sách đầu tiên về các bài giảng của Pháp Luân Công được xuất bản vào tháng 4 năm 1993. Được gọi là Pháp Luân Công Trung Quốc, hay đơn giản là Pháp Luân Công, là một quyển sách giới thiệu về ‘’khí công’’, mối quan hệ của Pháp Luân Công với Phật giáo, các nguyên lý tu luyện và sự cải biến tâm tính (xinxing). Cuốn sách cũng chứa các hình vẽ minh hoạ và lời giải thích các bài tập và bài tập thiền.[55][74]
Nội dung chính của các bài giảng được trình bày trong cuốn sách Chuyển Pháp Luân được xuất bản bằng tiếng Trung vào tháng 1 năm 1995. Cuốn sách được chia thành chín "bài giảng" và được chỉnh lý lại dựa trên cấu trúc các bài nói mà Lý đã đi thuyết giảng khắp Trung Quốc trong ba năm truyền công trước đó.[75] Các kinh sách của Pháp Luân Công đã được dịch sang 40 ngôn ngữ.[76] Ngoài các quyển kinh sách trọng tâm này, Lý còn xuất bản thêm nhiều sách, bài giảng, bài báo, thơ, đều sẵn có trên các trang web của Pháp Luân Công.[77][78]
Các bài giảng Pháp Luân Công sử dụng rất nhiều thuật ngữ tôn giáo Trung Quốc và triết học chưa được dịch nghĩa, và thường ám chỉ đến các nhân vật và các điển cố trong văn học dân gian Trung Quốc cùng các khái niệm được rút ra từ tôn giáo phổ biến ở Trung Quốc. Điều này, cùng với phong cách hành văn theo nghĩa đen trong các quyển sách, vốn bắt chước theo phong cách diễn ngôn trong các bài thuyết giảng của Lý, có thể làm cho các kinh sách Pháp Luân Công khó tiếp cận với người phương Tây.[79]
Biểu tượng chính của pháp môn tu luyện này là Pháp Luân (bánh xe Pháp, hay Dharmacakra theo tiếng Phạn). Trong Phật giáo, Bánh xe Pháp đại diện cho tính toàn vẹn của pháp lý. Để "quay bánh xe Pháp" (Chuyển Pháp Luân) có nghĩa là thuyết pháp giảng đạo, và đây cũng là tiêu đề của quyển kinh sách chính của Pháp Luân Công.[80] Mặc dù đã viện dẫn ngôn ngữ và biểu tượng Phật giáo, bánh xe Pháp được hiểu trong Pháp Luân Công mang nhiều hàm nghĩa khác biệt và được xem là hình ảnh đại diện cho vũ trụ.[81] Nó được khái niệm hóa bởi một biểu tượng bao gồm một chữ Vạn lớn và bốn chữ vạn nhỏ, đại diện cho Đức Phật, và bốn Thái Cực (âm - dương) nhỏ, biểu tượng truyền thống của Đạo giáo.[38][81]
Lý Hồng Chí tuyên bố Pháp Luân Công xuất hiện ở vào giữa "thời kỳ Mạt Pháp" (Mo Fa, 末法), được mô tả trong kinh điển Phật giáo là thời kỳ suy đồi đạo đức, khi đó những lời dạy của Phật giáo sẽ cần phải được cải chính.[26][31] Thời đại ngày nay được mô tả trong bài giảng của Pháp Luân Công là thời kỳ "Chính Pháp" (zhengfa, cũng có thể được dịch là "để sửa chữa pháp"), là thời gian để vũ trụ chuyển tiếp và đổi mới.[31] Quá trình Chính Pháp là cần thiết do sự suy đồi đạo đức và sự thoái hóa của các sinh mệnh trong vũ trụ, và trong bối cảnh sau năm 1999, cuộc đàn áp Pháp Luân Công của chính phủ Trung Quốc được xem như một bằng chứng hữu hình của sự suy đồi/thối nát về đạo đức này.[82] Thông qua quá trình của Chính Pháp, các sinh mệnh sẽ được sắp xếp lại theo phẩm chất đạo đức và trí huệ của mỗi người, những người tốt được lưu lại và đến các tầng thứ cao hơn, trong khi những người xấu bị loại bỏ hoặc rơi xuống.[82] Trong mô hình này, Lý thừa nhận vai trò chỉnh lại Pháp thông qua cách phổ biến thông những bài giảng về đạo đức của ông.[24][31]
Một số học giả như Maria Hsia Chang và Susan Palmer, đã mô tả bài hùng biện của Lý về "Chính Pháp" và sự cứu rỗi "trong giai đoạn cuối cùng này", giống như một cuốn sách khải huyền trong Thiên Chúa giáo.[83][84] Tuy nhiên, Benjamin Penny lập luận rằng các bài giảng của Lý được hiểu rõ hơn khi đặt trong bối cảnh "quan điểm của Phật giáo trong chu kỳ của Pháp hay quy luật Phật giáo".[85] Richard Gunde lưu ý rằng không giống như các nhóm khải huyền ở phương Tây, Pháp Luân Công không ám chỉ đến cái chết hay sự kết thúc của thế giới, thay vì "một thông điệp đạo đức đơn giản, vô thưởng vô phạt".[28] Lý Hồng Chí không thảo luận về một "cuộc đại phán xét",[85] và từ chối đưa ra những dự đoán về ngày tận thế sắp xảy ra trong những bài giảng của mình.[86]
Pháp Luân Công là một môn tu tập đa diện, có ý nghĩa khác nhau đối với những người khác nhau, có người coi đó là một bộ bài tập thể dục giúp đạt được sức khoẻ tốt hơn và biến niềm tin thành hành động tự chuyển biến, cũng có người coi là một triết lý đạo đức và một hệ thống kiến thức mới.[87] Các học giả và các nhà báo đã thông qua nhiều thuật ngữ và phân loại khác nhau để miêu tả Pháp Luân Công, một số trong đó chính xác hơn một số khác.
Trong bối cảnh văn hoá Trung Quốc, Pháp Luân Công thường được mô tả như là một hệ thống khí công, hoặc là một loại "tu luyện" (xiulian). Tu luyện là một thuật ngữ của Trung Quốc dùng để mô tả quá trình một cá nhân tìm kiếm sự viên mãn, thường là thông qua sự rèn luyện cả về thể chất và tinh thần. Có nhiều môn tu luyện trong lịch sử Trung Quốc, bao gồm các truyền thống Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo truyền thống.[31] Ông Benjamin Penny, giáo sư về lịch sử Trung Quốc tại Đại học Quốc gia Úc, viết rằng "cách mô tả Pháp Luân Công đúng nhất là một hệ thống tu luyện. Các hệ thống tu luyện là một đặc điểm trong đời sống Trung Hoa cách đây ít nhất từ 2.500 năm trước".[88] Các môn khí công cũng có thể được hiểu là một phần trong truyền thống về "tu luyện" rộng lớn hơn.[31]
Ở phương Tây, Pháp Luân Công thường được xếp loại như một tôn giáo bởi vì nó có các bài giảng về thần học và luân lý,[89] quan tâm đến sự tu luyện và biến đổi tinh thần, và có số lượng lớn các kinh sách.[31] Các nhóm nhân quyền báo cáo về cuộc bức hại Pháp Luân Công là hành động vi phạm tự do tín ngưỡng, và vào năm 2001, Pháp Luân Công đã được trao Giải thưởng Tự do Tôn giáo Quốc tế của Freedom House.[31] Tuy nhiên, những người tập Pháp Luân Công đôi khi cũng không chấp nhận sự phân loại này. Sự phản đối này phản ánh một định nghĩa tương đối hẹp về "tôn giáo" (zongjiao) ở Trung Quốc đương đại. Theo ông David Ownby, ở Trung Quốc thì tôn giáo mới được định nghĩa kể từ năm 1912 để chỉ "các đức tin có truyền thống lịch sử trên thế giới" có "các tổ chức, giáo sĩ, và kinh sách truyền thống đã được phát triển đầy đủ " – đó là Phật giáo, Đạo giáo, đạo Hồi, đạo Tin Lành và Công giáo.[90] Pháp Luân Công thiếu những đặc điểm này, không có đền thờ, các nghi thức thờ cúng, tăng lữ hay hệ thống cấp bậc chính thức. Hơn nữa, nếu Pháp Luân Công tự xưng là một tôn giáo ở Trung Quốc, có lẽ nó đã thu hút sự trấn áp ngay lập tức.[31] Tuy có những hoàn cảnh lịch sử và văn hoá như vậy, nhưng môn tu luyện này thường được mô tả như một hình thức tôn giáo của Trung Quốc.[91]
Pháp Luân Công không đáp ứng được định nghĩa của một "giáo phái",[92] mặc dù thường được gọi là như vậy trong các tài liệu báo chí. Một giáo phái thường được định nghĩa là một nhánh hoặc một môn phái của một hệ thống tín ngưỡng đã có uy tín hoặc một giáo hội chính thống. Mặc dù Pháp Luân Công gợi đến các tư tưởng và thuật ngữ của Phật giáo và Đạo Giáo, nhưng nó xác nhận không có mối liên hệ trực tiếp hay quan hệ dòng dõi với các tôn giáo này.[33][93] Các nhà xã hội học coi các giáo phái là các nhóm riêng biệt tồn tại bên trong các ranh giới được xác định rõ ràng, với các tiêu chuẩn khắt khe trong việc thu nạp và lòng trung thành.[94] Tuy nhiên, như ông Noah Porter đã ghi nhận, Pháp Luân Công không có những đặc tính này: nó không có ranh giới rõ ràng, và bất cứ ai cũng có thể thực hành nó.[95] Bà Cheris Shun-ching Chan cũng viết rằng Pháp Luân Công "dứt khoát không phải là một giáo phái": các học viên không cắt đứt mối quan hệ với xã hội thế tục, nó được "cấu trúc lỏng lẻo với số thành viên luôn dao động và tôn trọng quan điểm của các tổ chức và tín ngưỡng khác" và coi trọng việc thành kính xuất phát từ cá nhân nhiều hơn, chứ không phải theo tập thể.[94]
Theo nghiên cứu của Rick Ross trình bày tại Diễn đàn Quốc tế về Nghiên cứu Tôn giáo tháng 1 năm 2009, những tuyên bố của giáo chủ Lý Hồng Chí, được các học viên Pháp Luân công mặc nhiên chấp nhận mà không có nghi ngờ, là nguyên tắc xác định đây thực sự là một cuồng giáo. Ông Lý tuyên bố mình nắm rõ "bí mật tối thượng của vũ trụ" và nói "không có tôn giáo nào có thể cứu con người ngoài Đại Pháp (tức Pháp luân công)", mà ông là giáo chủ duy nhất. Do đó, về cơ bản, ông tự tuyên bố mình là vị cứu tinh của con người. Tiểu sử trong cuốn sách "Chuyển Pháp Luân" của ông kể rằng ông lần đầu nhận ra "năng lực đặc biệt" của mình vào năm 8 tuổi. Những người theo Pháp Luân công tin rằng Lý Hồng Chí là bậc thánh nhân "không thể sai lầm" và họ không được phép nghi vấn về những tuyên bố liên quan đến sức mạnh siêu nhiên, và giáo lý của ông ta, bao gồm cả những nội dung phân biệt chủng tộc và chống lại ngành y khoa. Lòng sùng mộ mãnh liệt với Lý Hồng Chí đã tạo ra một mạng lưới truyền hình và một tờ báo có tên "Đại Kỷ Nguyên" đều do các học viên Pháp Luân Công điều hành. Các cuộc biểu tình và sự kiện công khai thường xuyên được Pháp Luân công tổ chức trên khắp thế giới cũng phản ánh sự tôn sùng mãnh liệt của những người đi theo tôn giáo của ông ta. Trong khi Lý Hồng Chí luôn nói về "Chân-Thiện-Nhẫn", cả ông và những tín đồ của ông đều không thực sự thể hiện bất kỳ sự khoan dung nào đối với những người đi ngược giáo lý của họ. Trong nội bộ Pháp Luân Công, các tín đồ không được phép đặt câu hỏi về các giáo lý cơ bản, và những lời chỉ trích từ người ngoài thường được coi là "sự bức hại". Chuyên gia nghiên cứu sự sùng bái và nhà tâm lý học lâm sàng Margaret Singer ghi nhận rằng khi gặp một câu hỏi khó về giáo lý, một học viên Pháp Luân công sùng đạo luôn nói "Đừng suy nghĩ. Chỉ cần đọc lại lời dạy của Sư phụ." Margaret Singer đã tóm tắt ngắn gọn: "Nếu bạn muốn tìm sự mô tả tốt về một cuồng giáo, tất cả những gì bạn phải làm là đọc những gì [mà những người theo Pháp Luân Công] nói về họ."[96]
Xét về ý nghĩa học thuyết, Pháp Luân Công hướng tới sự "không có hình thức", rất ít hoặc không có tổ chức hữu hình hay chính quy. Các học viên Pháp Luân Công không được thu tiền hoặc tính phí, chữa bệnh, hoặc giảng dạy hoặc diễn dịch các lời giáo huấn cho người khác.[97] Không có người quản lý hay nhân viên, không có hệ thống hội viên, và không có nhà thờ hoặc nơi thờ tự.[26][83][98][99] Vì không có các nghi lễ kết nạp thành viên hay nhập môn, những người tập Pháp Luân Công có thể là bất kỳ ai tự nhận định mình như vậy.[100] Các học viên tự do tham gia tập luyện và tuân thủ theo các bài giảng nhiều hay ít tùy thuộc vào bản thân họ, và những người tập cũng không chỉ dẫn người khác tin vào điều gì hay cư xử như thế nào.[73][95][101]
Quyền năng chỉ được trao duy nhất trong các bài giảng của người sáng lập Lý Hồng Chí.[97] Nhưng về mặt tổ chức, Pháp Luân Công là phân tán quyền lực, và các chi nhánh và phụ đạo viên địa phương không được hưởng các đặc quyền, có thẩm quyền hoặc chức vụ đặc biệt nào. Những "phụ đạo viên" hay những "liên lạc viên" tình nguyện không có quyền hành đối với những người tập khác, bất kể họ đã tập Pháp Luân Công trong bao lâu.[82][102] Quyền năng của Lý Hồng Chí trong giáo phái này là tuyệt đối, nhưng cách tổ chức của Pháp Luân Công đi ngược lại sự kiểm soát toàn diện, và Lý không can thiệp vào cuộc sống cá nhân của các học viên. Những người thực hành Pháp Luân Công có rất ít hoặc không có liên hệ gì với Lý, ngoại trừ việc học tập các bài giảng của ông.[82][95] Pháp Luân Công không tồn tại hệ thống phân cấp để bắt tuân theo một tư tưởng chính thống, và rất ít hay không nhấn mạnh về kỷ luật giáo điều; điều duy nhất được nhấn mạnh là cần phải hành xử theo tiêu chuẩn đạo đức nghiêm khắc, theo Craig Burgdoff, một giáo sư nghiên cứu tôn giáo.[82]
Về phạm vi tổ chức đã đạt được trong Pháp Luân Công, điều đó đã được thực hiện thông qua một cộng đồng kết nối toàn cầu chủ yếu là trực tuyến. Cụ thể, truyền thông điện tử, danh sách email và nhiều trang web là phương tiện chủ yếu để điều phối các hoạt động và phổ biến các bài giảng của Lý Hồng Chí.[103]
Bên ngoài Trung Quốc đại lục, một mạng lưới các "người liên hệ" tình nguyện, các Hiệp hội Pháp Luân Công khu vực và các câu lạc bộ trường đại học tồn tại trên khoảng 80 quốc gia.[104] Các bài giảng của Lý Hồng Chí chủ yếu được lan tỏa qua Internet.[83][105] Ở hầu hết các thành phố từ trung bình đến lớn, các học viên Pháp Luân Công tổ chức các buổi thiền định hoặc các buổi học tập định kỳ, trong đó họ sẽ tập luyện Pháp Luân Công hay đọc các bài viết của Lý Hồng Chí. Các buổi tập và thiền định được mô tả là khi các nhóm học viên tụ họp tại các công viên công cộng không theo nghi thức nào-thường là buổi sáng- tập luyện trong một đến hai giờ.[83][95][106] Các buổi học nhóm thường diễn ra vào buổi tối tại nhà riêng hoặc ở trường đại học hoặc các lớp học trung học, và được David Ownby mô tả là ‘điều gần giống nhất với "hoạt động giáo phái"’ thông thường của Pháp Luân Công.[107] Các cá nhân nào quá bận rộn, xa cách, hoặc những người chỉ đơn giản là thích sự tĩnh mịch có thể quyết định tập luyện riêng lẻ.[107] Khi có các chi phí (chẳng hạn như phí thuê cơ sở vật chất cho các hội nghị quy mô lớn), thì chi phí đó được thanh toán bởi những cá nhân tự nhận lãnh và tương đối giàu có trong cộng đồng.[58][108]