Ngày Bảo Vệ Môi Trường Thế Giới Là Ngày Mấy

Ngày Bảo Vệ Môi Trường Thế Giới Là Ngày Mấy

Ở nước ta có rất nhiều nguồn năng lượng có thể tận dụng như: năng lượng mặt trời, năng lượng gió,… Con người có thể ứng dụng thành tựu khoa học, kỹ thuật để chuyển đổi thành điện năng. Nhằm giảm thiểu tình trạng quá tải của nhiệt điện, tiết kiệm tài nguyên và chung tay bảo vệ môi trường.

Ở nước ta có rất nhiều nguồn năng lượng có thể tận dụng như: năng lượng mặt trời, năng lượng gió,… Con người có thể ứng dụng thành tựu khoa học, kỹ thuật để chuyển đổi thành điện năng. Nhằm giảm thiểu tình trạng quá tải của nhiệt điện, tiết kiệm tài nguyên và chung tay bảo vệ môi trường.

Một số thắc mắc xoay quanh ngày môi trường thế giới?

Mặc dù, ngày môi trường thế giới được tổ chức hàng năm nhưng vẫn có một số thắc mắc xoay quanh chủ đề này. Chúng tôi sẽ giải đáp chúng trong phần dưới đây để mọi người có thể hiểu rõ hơn:

Vì sao Ngày Môi trường Thế giới ra đời?

Bắt đầu từ những năm 1960, những dấu hiệu cho thấy sự phát triển ngày càng tăng của nạn suy thoái môi trường đã ngày một rõ ràng hơn, con người đã bắt đầu ý thức được về những ảnh hưởng có hại của mình đối với môi trường sống.

Hội nghị của Liên Hợp quốc về Con người & Môi trường tổ chức tại thủ đô Stockholm của Thuỵ Điển từ 5 - 6/6/1972 là kết quả của những nhận thức mới này, là hành động đầu tiên đánh dấu sự nỗ lực chung của toàn thể nhân loại nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường.

Trong cuộc họp này, Chương trình Môi trường Liên Hợp quốc cũng đã được thành lập vào ngày 5/6/1972. Đại Hội đồng Liên Hợp quốc đã quyết định chọn Ngày Môi trường Thế giới 5/6 từ năm 1972 và giao cho Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) có trụ sở tại Nairobi, Kenya, tổ chức kỷ niệm sự kiện này. Hằng năm, vào ngày này lễ kỷ niệm trọng thể được tổ chức tại hơn 100 nước trên thế giới.

Mục đích của Ngày Môi trường Thế giới là tập trung sự chú ý trên toàn thế giới vào tầm quan trọng của môi trường và khuyến khích sự quan tâm chính trị và hành động bảovệ môi trường.

Sự kiện này làm cho các vấn đề môi trường mang tính nhân văn; trao quyền cho mọi người để trở thành tác nhân tích cực của quá trình phát triển bền vững và bình đẳng; nâng cao hiểu biết của các cộng đồng về vai trò then chốt làm thay đổi hành vi hướng tới các vấn đề môi trường; ủng hộ mối cộng tác để đảm bảo rằng, tất cả các quốc gia và các dân tộc được hưởng một tương lai an toàn và thịnh vượng hơn.

Mỗi năm, Liên Hợp Quốc chọn một thành phố làm nơi tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Môi trường Thế giới. Chính phủ và thành phố nước chủ nhà sẽ hợp tác với UNEP tạo ra bầu không khí cho sự kiện này. Chủ đề, khẩu hiệu và logo sẽ được chọn để làm trọng tâm cho các tài liệu tuyên truyền về Ngày Môi trường Thế giới, cũng như các hoạt động cổ động trên toàn cầu.

Nguồn: https://kinhtemoitruong.vn/

Ngày môi trường thế giới là một dịp để chúng ta nhìn nhận, xem xét hành động của mình. Vậy môi trường thế giới là ngày nào? Ngày này có nguồn gốc từ đâu và mang ý nghĩa gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Hoàng Hà Mobile để có thêm thông tin chi tiết nhé!

Những hành động góp phần bảo vệ môi trường

Dưới sự tác động, tuyên truyền của các tổ chức con người đã có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường. Chúng ta cần hình dung ra một viễn cảnh nếu môi trường bị tàn phá sẽ ảnh hưởng như thế nào tới cuộc sống? Do đó, bảo vệ môi trường là điều cấp thiết để hướng tới cuộc sống phát triển vững bền.

Dưới đây là những việc chúng ta cần làm để bảo vệ môi trường, đa dạng hệ sinh thái:

Tránh dùng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật

Do kinh tế nước ta chủ yếu là nông nghiệp nên việc sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, điều này là mối nguy hại lớn cho môi trường. Hơn nữa, các sản phẩm nông nghiệp có chứa hoá chất còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ của con người.

Qua đó, việc kêu gọi, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong sản xuất nông nghiệp vô cùng cấp bách. Cần mở ra các lớp tập huấn và sự lan toả mạnh mẽ của phương tiện truyền thông đại chúng. Sau cùng, mục đích hướng tới là chất lượng của sống của con người được an toàn và bền vững.

Phân loại rác thải theo quy định

Đây là một trong những việc quan trọng, cần làm để bảo vệ môi trường cũng như bảo vệ chính cuộc sống của con người. Phân loại rác thải để có thể xử lý chúng sao cho hiệu quả, phù hợp, không gây ảnh hưởng tới môi trường. Chúng ta cần phân loại rác thải theo yêu cầu sau:

Ngày môi trường với ngày trái đất có phải là một?

Ngày Trái Đất như là một cuộc hội thảo về môi trường được tổ chức lần đầu tiên vào ngày 22 tháng 4 năm 1970 bởi thượng nghệ sĩ Hoa Kỳ Gaylord Nelson. Đây là ngày nâng cao nhận thức và hành động để bảo tồn giá trị môi trường tự nhiên của trái đất.

Trên đây là toàn bộ thông tin nguồn gốc, ý nghĩa của ngày môi trường thế giới cho các bạn tham khảo. Hy vọng bài viết trên giúp mọi người hiểu hơn về ngày này cũng như có những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường. Hãy theo dõi Hoàng Hà Mobile để có thêm nhiều thông tin hấp dẫn nhé!

XEM THÊM: Ngày hoàng đạo là gì? Cách xem ngày hoàng đạo ra sao?

Ngày Môi trường thế giới là ngày bảo vệ môi trường, có tên tiếng Anh là World Environment Day, đây là ngày mà toàn thể người dân trên thế giới cùng tham gia vào các hoạt động khác nhau do UNEP (Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc) tổ chức nhằm bảo vệ và chăm sóc cho môi trường Trái đất. Đây cũng là ngày để nâng cao nhận thức của con người về sự biến đổi khí hậu, ý thức về vai trò của bản thân trong vòng tuần hoàn của sự sống, từ đó có những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường.

Trong tuần lễ quanh ngày 5/6 hàng năm, các nước sẽ tổ chức các hoạt động để hứng ứng, cùng với đó là các chủ đề theo từng năm.

Năm 2023, UNEP phát động chủ đề "Giải pháp cho ô nhiễm nhựa” (Solutions to Plastic Pollution), trong đó tập trung thực hiện chiến dịch “Chống ô nhiễm nhựa” (Beat Plastic Pollution). Còn chủ đề của ngày Môi trường Thế giới 2024 sẽ là “Phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hoá” (Land restoration, desertification and drought resilience). Sự kiện này sẽ diễn ra vào thứ 4 tới.

Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng ngày 5/6/2024

Hưởng ứng chủ đề Ngày Môi trường thế giới năm 2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục triển khai Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật về tăng cường các hoạt động quản lý chất lượng môi trường đất; Quyết định số 419/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình Quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính thông qua hạn chế mất và suy thoái rừng; bảo tồn, nâng cao trữ lượng carbon và quản lý bền vững tài nguyên rừng đến năm 2030; Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 13 tháng 4 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc Tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; Chỉ thị số 13/CT- TTg ngày 02 tháng 5 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý tín chỉ carbon nhằm thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định…

Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường

Theo quy định tại Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường bao gồm như sau:

- Vận chuyển, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng quy trình kỹ thuật, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Xả nước thải, xả khí thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ra môi trường.

- Phát tán, thải ra môi trường chất độc hại, vi rút độc hại có khả năng lây nhiễm cho con người, động vật, vi sinh vật chưa được kiểm định, xác súc vật chết do dịch bệnh và tác nhân độc hại khác đối với sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.

- Gây tiếng ồn, độ rung vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường; xả thải khói, bụi, khí có mùi độc hại vào không khí.

- Thực hiện dự án đầu tư hoặc xả thải khi chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức.

- Nhập khẩu trái phép phương tiện, máy móc, thiết bị đã qua sử dụng để phá dỡ, tái chế.

- Không thực hiện công trình, biện pháp, hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Che giấu hành vi gây ô nhiễm môi trường, cản trở, làm sai lệch thông tin, gian dối trong hoạt động bảo vệ môi trường dẫn đến hậu quả xấu đối với môi trường.

- Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

- Sản xuất, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất và tiêu thụ chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của điều ước quốc tế về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên.

- Phá hoại, xâm chiếm công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về nguyên tắc bảo vệ môi trường như sau:

- Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân.

- Bảo vệ môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố trung tâm, tiên quyết cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Hoạt động bảo vệ môi trường phải gắn kết với phát triển kinh tế, quản lý tài nguyên và được xem xét, đánh giá trong quá trình thực hiện các hoạt động phát triển.

- Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với an sinh xã hội, quyền trẻ em, bình đẳng giới, bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành.

- Hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên, công khai, minh bạch; ưu tiên dự báo, phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường, quản lý rủi ro về môi trường, giảm thiểu phát sinh chất thải, tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải để khai thác giá trị tài nguyên của chất thải.

- Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, cơ chế thị trường, trình độ phát triển kinh tế - xã hội; thúc đẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

- Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân được hưởng lợi từ môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường; gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải chi trả, bồi thường thiệt hại, khắc phục, xử lý và chịu trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

- Hoạt động bảo vệ môi trường bảo đảm không gây phương hại chủ quyền, an ninh và lợi ích quốc gia, gắn liền với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu.

Ngày Môi trường Thế giới, các cấp các ngành, địa phương nhiệt tình hưởng ứng thông qua các hoạt động cụ thể như: treo băng rôn, áp phích, pano để tuyên truyền, tổ chức nhiều buổi mít tinh hưởng ứng, các buổi ra quân làm vệ sinh môi trường, trồng cây xanh, thu gom xử lý chất thải; tiến hành thu gom, phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải nhựa tại cơ quan đơn vị và khu dân cư và có cả việc xây dựng, tổ chức thực hiện các chiến lược, nhiệm vụ, đề án, dự án về bảo vệ môi trường,…

Phí bảo vệ môi trường là một chính sách quan trọng nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo vệ môi trường không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước mà còn là nghĩa vụ của từng cá nhân và tổ chức. Việc áp dụng phí bảo vệ môi trường không chỉ giúp thu hút nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường mà còn khuyến khích các hành vi thân thiện với môi trường từ phía doanh nghiệp và người dân.

Phí bảo vệ môi trường là khoản phí mà tổ chức, cá nhân phải nộp cho Nhà nước nhằm mục đích bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường. Khoản phí này được áp dụng đối với các hoạt động gây ô nhiễm môi trường, nhằm khuyến khích các doanh nghiệp và cá nhân thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường. Theo quy định của pháp luật, phí bảo vệ môi trường không chỉ là một nguồn thu cho ngân sách Nhà nước mà còn là công cụ để kiểm soát và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.