Lịch sử Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Biết bao thăng trầm, hưng vong, bĩ thái; biết bao sự kiện, nhân vật gắn với các triều đại, thời cuộc tạo thành một dòng chảy không bao giờ ngưng, ghi đậm trong đời sống của bao thế hệ con người Việt Nam. Đã từ lâu, các bậc tiền nhân đã có ý thức ghi lại những biến cố của đời sống chính trị kinh tế văn hóa Việt Nam qua các bộ chuyên sử. Tuy chính kiến, phong cách viết có khác nhau, nhưng họ đều có chung một lòng tha thiết yêu quốc sử. Những bộ sách Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu đời Trần, Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên đời Lê, Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn đời hậu Lê, Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú đời Nguyễn... trở thành những tài sản văn hóa quí giá và nuôi dưỡng ý thức làm giàu quốc sử của lớp hậu thế.
Lịch sử Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Biết bao thăng trầm, hưng vong, bĩ thái; biết bao sự kiện, nhân vật gắn với các triều đại, thời cuộc tạo thành một dòng chảy không bao giờ ngưng, ghi đậm trong đời sống của bao thế hệ con người Việt Nam. Đã từ lâu, các bậc tiền nhân đã có ý thức ghi lại những biến cố của đời sống chính trị kinh tế văn hóa Việt Nam qua các bộ chuyên sử. Tuy chính kiến, phong cách viết có khác nhau, nhưng họ đều có chung một lòng tha thiết yêu quốc sử. Những bộ sách Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu đời Trần, Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên đời Lê, Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn đời hậu Lê, Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú đời Nguyễn... trở thành những tài sản văn hóa quí giá và nuôi dưỡng ý thức làm giàu quốc sử của lớp hậu thế.
Trần Trọng Kim được biết đến là một nhà giáo dục, nhà nghiên cứu sử học, văn học ở Việt Nam. Ông xuất thân trong một gia đình Nho giáo, từ nhỏ ông học chữ Hán, đến khi trưởng thành vì lòng hiếu học nên ông qua Pháp học trường Thương mại ở Lyon. Do vậy mà ông nắm rõ tường tận cả về Hán học và Tây học, nghiên cứu về Nho giáo, Phật giáo và tiếng Việt. Trần Trọng Kim được đánh giá rất tài năng với vốn hiểu biết sâu rộng. Trước năm 1945, Trần Trọng Kim có nhiều tác phẩm nổi tiếng về các lĩnh vực sử học, văn, nghiên cứu và sư phạm như Vương Dương Minh, Sơ học luận lý, Việt Năm văn phạm, Sư phạm yếu lược, Việt Nam sử lược,…và rất nhiều tác phẩm khác.
Trong đó, tác phẩm “Việt Nam sử lược” được coi là quyển sử Việt Nam đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ. Quyển sách được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1920, dựa vào những nghiên cứu trước đó như “Nam sử tiểu học” và “Sơ học An Nam sử lược” từ những năm từ 1914 đến 1917. Có thể nói đây chính là bộ thông sử đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ của nước ta và được soạn theo phương pháp hiện đại. Cuốn sách có phong cách ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu, thích hợp với trình độ của đại chúng nên được tái bản nhiều lần. Tuy nhiên do thời gian biên soạn quá ngắn nên sách có rất nhiều chi tiết sai sót, sau này Trần Trọng Kim đã hiệu đính lại 2 lần nhưng vẫn còn nhiều lỗi sai.
Cuốn sách được tác giả biên soạn gồm 5 phần theo từng giai đoạn lịch sử, mỗi phần lại chia thành từng chương nhỏ và tương ứng với từng thời đại lịch sử nhằm giúp cho độc giả thuận tiện tìm kiếm và dễ đọc hơn. Phần 1 - Thượng Cổ thời đại nói về thời đại thượng cổ trong lịch sử Việt Nam. Đầu tiên là thời lập quốc của các Vua Hungfm tiếp đến là thời nhà Thục do Thục Phán vị trì. Sau đó lướt sơ qua đời Tam đại và triều đại nhà Tần nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Ngoài ra, Trần Trọng Kim còn nghiên cứu nhà Triệu - một triều đại không được công nhận trong lịch sử nước ta trước khi bước vào giai đoạn nghìn năm Bắc thuộc.
Phần 2 - Thời đại thứ hai - Bắc Thuộc thời đại sẽ trình bày về một nghìn năm Bắc thuộc của đất nước và những cuộc khởi nghĩa của nhiều anh hùng lịch sử đã đấu tranh để giành lại độc lập cho đất nước như Lý Bí, Phùng Hưng, Hai bà Trưng,…và nhìn lại trận Bạch Đằng đầy oai phong của Ngô Quyền - cũng là cột mốc chấm dứt gần 1000 năm Bắc thuộc của nước Việt ta. Tiếp theo là phần 3 - Thời đại thứ ba - Tự Chủ thời đại, ở phần này độc giả sẽ được nhìn ngắm khoảng thời gian tự chủ của đất nước mình. Tới phần 4 - Thời đại thứ tư - Nam Bắc phân tranh sẽ tái hiện thời kỳ phân tranh, đất nước bị chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài và cái kết chấm dứt tình trạng phân liệt Đàng Trong - Đàng ngoài là cơ sở khôi phục quốc gia. Cuối cùng là phần 5 - Thời đại thứ năm - Cậu Kim thời đại, các bạn đọc sẽ được điểm qua sự thống trị của các vị vua thời nhà Nguyễn và những công lao cũng như sai lầm của họ. Bên cạnh đó hiểu rõ hơn về nguyên nhân dẫn tới sự kiện Pháp thuộc của nước ta.
Cuốn sách đã hệ thống lại toàn bộ lịch sử nước ta đem đến cho độc giả những hiểu biết cơ bản nhất để xâu chuỗi các sự kiện một cách hợp lí nhất qua 5 chương. Về mặt hình thức, tác phẩm “Việt Nam sử lược” được viết bằng chữ Quốc ngữ vì nó có ưu điểm dễ học, dễ đọc hiểu hơn chữ Nôm, chữ Hán, do đó nó nhanh chóng được phổ cập hơn trong dân chúng. Chữ Quốc ngữ phổ biến sâu rộng hơn trong quần chúng nhất là sau phong trào Đông Kinh nghĩa thục. Cũng chính vì lẽ đó mà tác giả Trần Trọng Kim đã chọn chữ Quốc ngữ trở lành một phương tiện ưu việt để chép sử và đưa sử đến với người đọc. Cuốn sách được trình bày rất rõ ràng, ngắn gọn và văn phong gần gũi dễ đọc nên chắc chắn rằng các bạn có thể dễ dàng nhớ những cột mốc chính trong lịch sử phong kiến Việt Nam sau khi đọc quyển sách này.
Về mặt nội dung, “Việt Nam sử lược” không đào sâu chi tiết về những sự kiện hay con người lịch sử, sách chỉ cung cấp cho người đọc những kiến thức nền tảng hay một cái nhìn khái quát về lịch sử Việt Nam từ thời Hồng Bàng đến thời Pháp thuộc. Điều này cho thấy tác giả đã thoát khỏi hoàn toàn lối chép sử biên niên theo thời gian đơn của các tiền bối trước kia, giúp người xem dễ hiểu và theo dõi hơn. Không chỉ vậy, tác giả còn ghi chép, đánh giá, lên án những nhân vật phản quốc bán nước, làm ô nhục quốc thể. Tác giả còn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học lịch sử dân tộc của đông đảo quần chúng. Trần Trọng Kim cũng giống như các nhà nghiên cứu tiền bối khác, đã góp phần làm sáng tỏ tầm quan trọng của lịch sử và mục đích để xây dựng quốc gia do tổ tiên ta đã gầy dựng nên.
Tóm lại, bạn có thể tìm đọc “Việt Nam sử lược” nếu bạn đang là học sinh, sinh viên hay có thể là người yêu thích lịch sử, muốn có cái nhìn toàn cảnh nhất về sử Việt. Nếu bạn mới bắt đầu công cuộc nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn về lịch sử Việt Nam thì bạn cũng có thể bắt đầu với quyển sách này. Một thế kỷ đã trôi qua, cuốn sách vẫn là bộ tín sử ngắn gọn súc tích, sinh động và hấp dẫn nhất từ trước đến nay - một công trình nghiên cứu xứng đáng nên có mặt trong tủ sách của mọi gia đình Việt.
Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)