Toán Học Việt Nam Thời Phong Kiến

Toán Học Việt Nam Thời Phong Kiến

Án sát :Tháng 6 năm Hồng Đức thứ 2 (1471), đặt chức Án sát ở 12 Thừa tuyên và đặt bat y (tức Đô ty, Thừa ty, Hiến ty) ở Quảng Nam. Năm Minh Mạng thứ 12 (1831) quy định Án sát dưới quyền Tổng đốc, Tuần phủ. Ty Án sát sứ các tỉnh có Thông phán, Kinh lịch, bát cửu phẩm Thư lại, Vị nhập lưu thư lại. Số lượng nhiều ít tuỳ theo từng tỉnh.

Án sát :Tháng 6 năm Hồng Đức thứ 2 (1471), đặt chức Án sát ở 12 Thừa tuyên và đặt bat y (tức Đô ty, Thừa ty, Hiến ty) ở Quảng Nam. Năm Minh Mạng thứ 12 (1831) quy định Án sát dưới quyền Tổng đốc, Tuần phủ. Ty Án sát sứ các tỉnh có Thông phán, Kinh lịch, bát cửu phẩm Thư lại, Vị nhập lưu thư lại. Số lượng nhiều ít tuỳ theo từng tỉnh.

Về tên gọi kiến trúc phong cách Đông Dương

Một cách phổ biến, chúng ta thường gộp chung kiến trúc xây dựng, trang trí theo phong cách Đông Dương và kiến trúc được xây dựng tại bán đảo Đông Dương (bao gồm Việt Nam, Lào và Campuchia). Đây là hai khái niệm tuy riêng biệt nhưng bao hàm nhau tùy theo ngữ cảnh. Kiến trúc được xây dựng tại Đông Dương bao hàm một tập hợp rộng các công trình thuộc nhiều phong cách được xây dựng trải dài theo thời gian, từ khi người Pháp có mặt đến khi họ rời khỏi khu vực Đông Dương. Còn phong cách Đông Dương chỉ một tập hợp nhỏ hơn với những chủ ý và đặc điểm riêng biệt, song cũng kế thừa nhiều đặc điểm kỹ thuật của kiến trúc xây dựng ở Đông Dương.

Phong cách kiến trúc Đông Dương tuy chỉ được thực hành tập trung trong vài thập kỷ từ thập niên 1920 đến những năm đầu thập niên 1950, nhưng đã để lại dấu mốc đáng lưu ý trong giai đoạn thịnh kỳ của kiến trúc dân sự thời kỳ thuộc địa, đồng thời trở thành tiền đề cho kiến trúc theo trào lưu Hiện đại Nhiệt đới miền Nam Việt Nam về sau. Phong cách Đông Dương cho thấy các kiến trúc sư người Pháp đã có chủ ý tôn trọng văn hóa bản địa trong hoạt động xây dựng đô thị.

Bảo tàng Blanchard de la Brosse sau đổi thành Viện Bảo tàng quốc gia Việt Nam và nay là Bảo tàng Lịch sử TP.HCM. Ảnh: Tư liệu

Các bản vẽ kiến trúc Bảo tàng Blanchard de la Brosse, lập bởi KTS De Laval vào tháng 3/1926. Ảnh: Tư liệu

Các nghiên cứu thường đồng tình với nhau rằng công trình đầu tiên thể hiện rõ phong cách Đông Dương là tòa nhà chính của Đại học Đông Dương (Université Indochinois) khởi công từ năm 1923. Ban đầu tòa nhà này vốn không mang thiết kế như hiện tại. Từ khi KTS Ernest Hébrard được mời về làm việc tại Đông Dương, ông bắt đầu đặt vấn đề về việc làm cho kiến trúc dân dụng của người Pháp tại thuộc địa trở nên gần gũi và có kết nối hơn với văn hóa địa phương. Hébrard tiến hành chỉnh sửa thiết kế của tòa nhà với một mức độ trang trí ông cho là vừa đủ và tránh sự sao chép tối nghĩa của họa tiết bản địa. Từ dấu mốc này, Hébrard dẫn dắt các KTS hành nghề tại Đông Dương đi theo đường lối thực hành một phong cách kiến trúc mới mẻ đầy cảm hứng, dẫn đến thành công của những KTS như Auguste Delaval, Felix Dumail, Arthur Kruze… với hàng loạt các kiến trúc mang dấu ấn văn hóa địa phương thuộc nhiều quy mô khác nhau và nhận được đánh giá tích cực cả đương thời và ngày nay.

Nếu chúng ta mở rộng việc xem xét ra khỏi giai đoạn chính quyền dân sự ở Đông Dương đang trong thời kỳ ổn định, cân bằng về ngân sách và nguồn lực, thì hơn nửa thế kỷ trước đó, những nhà truyền giáo châu Âu đến xứ An Nam đã tạo ra những thể nghiệm đáng chú ý. Khi nhìn nhận lại, chúng ta thấy nỗ lực của họ có thể được xem là manh nha của dòng kiến trúc phong cách Đông Dương. Những ngôi thánh đường và nhà nguyện của các giáo họ khu vực Đồng bằng Bắc Bộ hình thành từ những năm đầu của thế kỷ 19 thường được mô tả là “những ngôi nhà An Nam kéo dài”, bởi họ tận dụng bộ khung nhà, cấu kiện kiến trúc và trang trí của Việt Nam có tính chất tương tự như trong kiến trúc phương Tây để nhanh chóng dựng nên ngôi nhà của Chúa. Hoạt động truyền giáo của họ đạt được thành công một phần nhờ vào nỗ lực tạo ra những công trình tôn giáo kết hợp kiến trúc bản địa, dẫn dắt giáo dân địa phương trong những trải nghiệm kiến trúc thân thuộc.

Đền kỷ niệm, Thảo Cầm Viên Sài Gòn, nay là Đền Hùng. Ảnh chụp trong thập niên 1920. Ảnh: Tư liệu

Tòa nhà chính Đại học Đông Dương – Ảnh chụp những năm 1920. Ảnh: Tư liệu

Tòa nhà chính viện Pasteur Hà Nội. Ảnh chụp trong thập niên 1920. Ảnh: Tư liệu

Theo nhận định của người viết, có thể phân chia đặc điểm của kiến trúc phong cách Đông Dương thành ba giai đoạn: Trước những năm 1920; những năm 1920-1940; sau 1940. – Giai đoạn trước những năm 1920 là thời kỳ manh nha và tìm kiếm về một hình thức kiến trúc có thể thích ứng được cả khí hậu và văn hóa bản địa. Trong giai đoạn này, những người xây dựng thường sao chép nguyên mẫu hay ứng dụng tùy tiện họa tiết trang trí bản địa để đặt vào kiến trúc và nội thất mà không lưu ý đến sự hài hòa. Kết quả là kiến trúc có khi lạ lùng mới mẻ, khi lại rất thô kệch, là một sự đan xen không đi đến mục đích hòa hợp. Các công trình từ giai đoạn này không còn lưu lại nhiều, chủ yếu chỉ có thể khảo sát thông qua ảnh tư liệu xưa. – Giai đoạn những năm 1920-1940 đánh dấu một thời đại huy hoàng khi các KTS thể hiện sự sáng tạo không ngừng và khéo léo ứng dụng họa tiết bản địa một cách có hệ thống, khởi đầu bằng sự dè dặt sau đạt tới sự tự tin. Các công trình được xây dựng bằng kỹ thuật cải tiến theo tỷ lệ phương Tây, kết hợp với gờ chỉ hay mảng phù điêu/điêu khắc bản địa lấy cảm hứng từ văn hóa ba nước Đông Dương. Các mô-típ trang trí được thống nhất từ ngoài vào trong và đạt được sự thanh nhã, hài hòa. Các công trình tiêu biểu bao gồm: Đại học Đông Dương (nay là Đại học Tổng hợp Hà Nội), Sở Tài chính Đông Dương (nay là Trụ sở Bộ Ngoại giao), Viện Pasteur Hà Nội, Đền Tưởng niệm (nay là Đền Hùng trong Thảo Cầm Viên Sài Gòn), Bảo tàng Blanchard de la Brosse (nay là Bảo tàng Lịch sử TP.HCM)…

Bản vẽ và ảnh chụp các công trình kiến trúc phong cách Đông Dương tại Hà Nội gồm: Đại học Đông Dương (ĐH Tổng hợp Hà Nội), Bảo tàng Louis Finot (Bảo tàng Lịch sử Quốc gia), Sở Tài chính Đông Dương (Trụ sở Bộ Ngoại giao). Nguồn: TTLTQG I

– Giai đoạn sau 1940 là sự kế thừa của giai đoạn trước và đánh dấu sự xuất hiện chủ động của các kiến trúc sư người Việt. Với sự ra đời của trường Mỹ thuật Đông Dương những năm đầu thập niên 1920, nhiều KTS, họa sĩ người Việt đã được đào tạo có hệ thống. Họ tiếp nhận tinh hoa mỹ thuật Đông Dương đương thời từ sự hướng dẫn của các giáo sư người Pháp. Từ cuối những năm 1930, họ bắt đầu thực hành kiến trúc-mỹ thuật và cho ra đời dòng kiến trúc phong cách Đông Dương do chính người Việt chắp bút. Ở những năm đầu của giai đoạn này, có thể nhận ra phong cách Đông Dương được hòa hợp với bố cục tạo hình của kiến trúc địa phương và Hiện đại của người Pháp. Những đường nét hiện đại ngang bằng sổ thẳng kết hợp với mái ngói âm dương bản địa và sản phẩm gốm mỹ nghệ địa phương (như gốm Sài Gòn, gốm Biên Hòa) đã tạo nên một đặc trưng thú vị.

Trên thực tế không có nhiều kiến trúc tiếp tục theo đuổi hậu kỳ của phong cách Đông Dương, do đó hầu hết các thiết kế của giai đoạn này chỉ nằm lại trong các đồ án tốt nghiệp từ trường Mỹ thuật Đông Dương. Đến đầu thập niên 1950 rất khó tìm thấy một công sở xây dựng theo phong cách này, ngoại trừ đề án Dinh Độc Lập mới không được triển khai của KTS Hoàng Hùng và một số biệt thự ở vùng Sài Gòn-Chợ Lớn. Di sản quan trọng nhất mà thời kỳ này để lại là khởi đầu của kiến trúc Hiện Đại Nhiệt Đới miền Nam với sự kết hợp tinh thần dân tộc mạnh mẽ của một Việt Nam chuyển giao thời đại.

Một thể nghiệm kiến trúc-nội thất phong cách Đông Dương tại toà nhà gian triển lãm Đông Dương trong khuôn khổ Hội chợ Nghệ thuật và Trang trí diễn ra tại Paris năm 1931. Nguồn: Musée Albert Kahn

Phong cách kiến trúc Đông Dương cũng từng có thời thịnh đạt như một vũ hội rực rỡ bên bờ biển, cũng có lúc hạ tiệc và tắt những ngọn đèn của nó. Học và tìm hiểu về lịch sử của nghệ thuật, lịch sử của kiến trúc là học về mỗi thời kỳ nghệ thuật, chủ nghĩa đã sinh ra từ các yếu tố đan xen văn hóa và bức thiết thời đại ra sao, và cũng học về làm cách nào chúng hưng thịnh để rồi tan rã. Kiến trúc Đông Dương và toàn bộ cảm xúc thời đại, thẩm mỹ riêng tư của những ngày tháng đó đã ra đi êm đẹp xuôi theo lịch sử Pháp-Việt. Ngày nay đôi lúc chúng ta vẫn có thể bắt gặp lại những dư âm Đông Dương thoảng hoặc trên những bản vẽ hay công trình muốn hoài vọng quá khứ, đôi tác phẩm nghệ thuật muốn xuyên thấu lịch sử, các công trình khảo cứu dày dặn, hay một bài thơ và một bản nhạc. Có lẽ tâm tư các cuộc trùng ngộ Đông-Tây, Cũ-Mới sẽ còn được kể đâu đó đến ngày mai xa lắm, như người ta vẫn hay tương tư về một ánh mắt đã kịp gặp gỡ và nhảy cùng một điệu Valse chỉ diễn ra một lần trong mùa Hè đã thành ký ức vĩnh cửu, nơi những người tham gia/hay đúng hơn là những nền văn hóa sẽ không thể gặp gỡ lại nhau và múa cùng theo một cách nữa…

Không gian mang cảm hứng Indochine giữa Sài Gòn

Tóm tắt: Hôn nhân là sự kết hợp giữa các cá nhân trên cơ sở tình cảm, xã hội hoặc tôn giáo tạo nên mối quan được xem là vợ chồng trong mối quan hệ với gia đình. Quan hệ hôn nhân trong lịch sử nhân loại đã tồn tại dưới nhiều hình thái như: hôn nhân đa thê/đa phu – tức một người có thể có nhiều người vợ/chồng, hôn nhân một vợ một chồng, hôn nhân đồng tính,…. Chế định hôn nhân ra đời là tập hợp một nhóm quy phạm pháp luật được ban hành để điều chỉnh quan hệ giữa vợ và chồng trong xã hội phù hợp với tư tưởng, quan điểm của xã hội thời đó. Lịch sử pháp luật Việt Nam từ trước đến nay đã ghi nhận những chế định hôn nhân khác nhau được xây dựng qua từng thời kỳ, thể hiện sự phù hợp với thời đại và phát triển theo thời gian. Bài viết này phân tích về những khía cạnh về hôn nhân trong hệ thống pháp luật hôn nhân trong giai đoạn phong kiến, để thấy được bản chất, những điểm hạn chế, tiến bộ của chế định hôn nhân Việt Nam thời đó.

Từ khoá: Chế định hôn nhân, Phong kiến, Việt Nam.

Thời kỳ phong kiến ở Việt Nam bắt đầu từ năm 939 đến năm 1858, trải qua sự thống trị của 10 triều đại phong kiến: Triều đại Ngô (939-965), Triều Đinh (968-980), Triều đại Tiền Lê (980-1010), Triều Lý (1010-1225), Triều đại nhà Trần (1226-1400), Triều đại nhà Hồ (1400-1407), Triều đại Lê sơ – Hậu Lê (1428-1527), Triều đại nhà Mạc (1527-1593), Triều đại Tây Sơn (1789-1802), Triều Nguyễn (1802-1954). Thời Ngô, Đinh, Lê, nhà nước chưa có một hệ thống pháp luật[1]. Đến các thời đại thuộc các triều Lý, Trần, Lê, Nguyễn đã đánh dấu cho sự phát triển của xã hội phong kiến và nền văn hoá truyền thống Việt Nam, trong đó có nền móng của các bộ luật đầu tiên của nhà nước phong kiến gồm: Bộ luật Hình thư thời Lý, Quốc triều hình luật thời Trần, Lê triều Hình luật hay còn gọi là Luật Hồng Đức thời Lê và Hoàng Việt luật lệ hay còn gọi Luật Gia Long của nhà Nguyễn.

Luật pháp thời phong kiến thường chú trọng đến các thể chế hình sự và quyền lợi của giai cấp thống trị, tuy nhiên theo thời gian cũng đã có các chế định hôn nhân, đa số liên quan đến các điều cấm.

1. Tổng quan chế định hôn nhân tại các bộ luật thời phong kiến Việt Nam

Hình thư được vua Lý Thái Tông thời nhà Lý ban năm 1042, được xem là bộ luật đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Về mặt văn bản, Bộ luật này không còn bản gốc nhưng một số nội dung thì còn được lưu lại trong sử cũ. Theo Đại Việt sử ký toàn thư thì Hình thư là một sưu tập luật lệ có tính pháp điển, có những quy định về tổ chức của triều đình, quân đội và hệ thống quan lại; quy định biện pháp trừng trị đối với những hành vi nguy hiểm cho xã hội; quy định một số vấn đề về sở hữu và mua bán đất đai, tài sản; quy định về thuế… Sau khi ban hành, nhà Lý cho cho hành thể lệ chuộc tội và đặt thêm một số quy định.

Đối với chế định hôn nhân, những ghi chép của sử cũ để lại cho thấy Bộ luật hình thư không có nội dung rõ ràng về những chế định ràng buộc quan hệ hôn nhân vợ chồng.

Năm 1230, Trần Thái Tông ban hành bộ Quốc triều thông chế quy định về tổ chức chính quyền, sau đó qua vài lần sửa chữa và bổ sung, nhà Trần lại ban hành bộ Quốc triều hình luật[2]. Theo sử sách ghi lại, nội dung chính của bộ Quốc triều hình luật thời Trần gồm 03 nội dung chính liên quan đến hình sự về xử phạt các tội như trộm cắp, gian dâm, gian phu, gian phụ; phân chia giai cấp, tầng lớp và nông nghiệp. Chế định về hôn nhân chưa thể hiện rõ nét tại bộ luật này.

1.3. Lê triều Hình luật hay còn gọi là Luật Hồng Đức

Năm 1483, vua Lê Thánh Tông đã quyết định triệu tập các đại thần để biên soạn một bộ luật chính thức của triều đại mình, thường được gọi là Luật Hồng Đức; ở các thế kỷ XVII-XVIII bộ luật được sửa đổi, bổ sung và được ban hành với cái tên Lê triều hình luật[3]. Đây được xem là bộ luật kế thừa và sáng tạo độc đáo thành tựu pháp luật trước đó, đánh dấu một trình độ phát triển cao của tư tưởng pháp lý phong kiến của Việt Nam. Riêng về chế định hôn nhân, Lê triều hình luật đã có những quy định khá rõ ràng thể hiện quan điểm của thời đại lúc bấy giờ. Chế định hôn nhân nằm ở Chương Hộ Hôn (hôn nhân gia đình), Quyển III của Bộ luật điều chỉnh các quan hệ như kết hôn, chấm dứt hôn nhân (do chết hoặc ly hôn).

Nguyên tắc cơ bản trong quy định pháp luật thời kỳ này vẫn mang tư tưởng phong kiến như hôn nhân áp đặt, đa thê, bất bình đẳng giữa vợ và chồng, tuy nhiên vẫn có một số điểm tiến bộ như đề cao trật tự gia đình, bảo vệ quyền của cha mẹ, chồng, vợ cả; có hơi hướng bảo vệ quyền con người và phụ nữ hơn so với trước đây.

Đối với điều kiện kết hôn, Lê triều Hình luật có một số quy định về điều kiện và giới hạn khi kết hôn nổi bật như sau: người đang có tang cha mẹ hoặc tang chồng mà lấy chồng hoặc cưới vợ thì bị xử tội đồ (Điều 317); không được kết hôn khi ông, bà, cha hay mẹ đang bị giam cầm, tù tội, nếu ông bà cha mẹ đồng ý thì không được bày cỗ bàn ăn uống (Điều 318); không được kết hôn giữa những người trong họ hàng thân thích (Điều 319); anh, em, học trò không được lấy vợ của em, anh, thầy học đã chết (Điều 324), với một số quy định khác trong các điều 316, 323, 334, 338, 339 của Quốc triều hình luật.

Trong Lê triều Hình luật không quy định về độ tuổi được kết hôn, tuy nhiên trong Thiên Nam dư hạ tập (một Bộ sách về pháp luật thời Lê sơ, do Đỗ Nhuận và Thân Nhân Trung biên soạn vào thời vua Lê Thánh Tông), phần lệ Hồng Đức hôn giá có viết: “Con trai 18 tuổi, con gái 16 tuổi mới có thể thành hôn”. Do đó có thể ghi nhận ở giai đoạn này đã tồn tại đâu đó những giới hạn về độ tuổi kết hôn.

Về hình thức và thủ tục kết hôn, Lê triều Hình luật quy định về hình thức và thủ tục kết hôn như đính hôn và thành hôn như: người kết hôn phải đem đủ sính lễ đến nhà cha mẹ người con gái (nếu cha mẹ chết thì đem đến nhà người trưởng họ hoặc trưởng làng) để xin phép (Điều 314); nếu đã nhận đồ sính lễ (tiền, lụa, vàng bạc, lợn, rượu) thì phải gả con gái, nhà trai nếu đã có sính lễ rồi mà không lấy nữa thì bị phạt và mất đồ sính lễ (Điều 315); con gái đã hứa gả chồng được kêu quan trả đồ lễ trước khi thành hôn nếu người con trai bị tác tật, phạm tội hoặc phá tán gia sản, nếu con gái bị ác tật hay phạm tội thì không phải trả đồ lễ (Điều 322). Ngoài các quy định trên, Lê triều Hình luật không có quy định cụ thể hơn về thủ tục thành hôn và được nhà nước quản lý.

Thứ hai, quan hệ tài sản vợ chồng

Trong chương Hộ hôn của Bộ luật không có quy định rõ về quan hệ tài sản của vợ chồng, tuy nhiên tại một số điều tại chương Điền sản của Bộ luật cho thấy một số điều luật điều chỉnh về quan hệ tài sản này.

Điều 374 Bộ luật quy định về việc chồng chết trước không có chúc thư thì điền sản thuộc về con vợ trước hay con chồng trước. Có điểm tiến bộ tại quy định này còn tồn tại đến nay rằng nếu điền sản của vợ và chồng cùng làm ra thì chia làm hai phần mỗi người một nữa, cho thấy quan điểm pháp luật có phần giống với pháp luật hiện đại; tuy nhiên sau khi chia ra hai phần, phần của chồng được chia như trước, phần của vợ trước thì để riêng cho con, còn phần của vợ sau thì được nhận làm của riêng. Như vậy tài sản nếu chồng và vợ trước chết thì để lại cho con. Điều 375, 376 tiếp tục quy định về việc chia điền sản trong trường hợp vợ chồng không có con hoặc ai chết trước mà không có chúc thư và trường hợp vợ chồng đã có con nếu một người chết trước sau đó con cũng chết.

Nhìn chung, quan hệ tài sản của vợ chồng trong bộ luật này mới được manh nha quy định, liên quan đến điền sản, dù việc quy định còn cục bộ, chưa rõ ràng và đầy đủ nhưng cũng thể hiện sự tiến bộ so với hệ thống pháp luật trước.

Lê triều Hình luật không cho vợ tự ý bỏ bỏ chồng, cụ thể theo Điều 321, nếu vợ cả, vợ lẽ tự tiện bỏ nhà chồng đi, lấy chồng khác thì đều bị xử tội đồ, người và gia sản phải trả về nhà chồng cũ.

Quan hệ hôn nhân trong giai đoạn này có thể chấm dứt trong trong 04 trường hợp sau: Thứ nhất, hôn nhân chấm dứt do vợ hoặc chồng chết trước. Trường hợp này không được quy định trực tiếp mà được quy định gián tiếp tại Điều 2, Điều 320 của bộ luật, theo đó, người chồng được lấy vợ mới sau khi vợ chết, còn người vợ chỉ được lấy chồng mới sau khi chấm dứt mãn tang chồng. Thứ hai, buộc phải ly hôn do vi phạm các quy định cấm kết hôn tại các Điều 317, 318, 323, 324, 334 như: có tang cha mẹ mà vẫn kết hôn, ông bà cha mẹ bị giam cầm tù tội mà vẫn kết hôn, các quan và thuộc lại lấy đàn bà con gái hát xướng làm vợ, quan ty mà cùng với tù trưởng ở nơi biên trấn kết làm thông gia. Thứ ba, ly hôn do lỗi của người vợ. Theo quy định tại Điều 310, người được bỏ vợ nếu người vợ phạm phải điều nghĩa tuyệt, tức là hết ân nghĩa vợ chồng, nếu chồng chịu giấu không bỏ thì vợ bị xử phạt. Thứ tư, ly hôn do lỗi của người chồng. Theo các Điều 308, 333, người vợ có quyền trình quan xin ly hôn nếu chồng bỏ lửng vợ 5 tháng không đi lại, nếu có con thì 1 năm hoặc chồng mắng nhiếc cha mẹ vợ một cách phi lí.

Như vậy có thể thấy, Lê triều Hình luật luật thể hiện rõ bản chất của giai cấp phong kiến, có tồn tại những hạn chế trong tư tưởng thời kì này, quan hệ hôn nhân gắn liền với hình phạt, bảo vệ quyền lợi của nam hơn nữ. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những điểm tiến bộ như thể hiện truyền thống tốt đẹp của gia đình, lễ nghĩa, có hơi hướng bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ.

1.4. Hoàng Việt luật lệ hay còn gọi là Bộ Luật Gia Long

Năm 1811, Tổng trấn Bắc Thành được lệnh chủ trì việc biên soạn bộ luật mới của thời Nguyễn, đến năm 1815, bộ luật được ban hành với tên “Hoàng triều luật lệ” (hay “Luật Gia Long”)[4], đây được xem là một trong hai bộ luật lớn nhất thời phong kiến. Chế định hôn nhân trong bộ luật này được quy định trong tại Quyển 7 “Hộ luật”, chương Hôn nhân gồm có 16 điều.

Về điều kiện kết hôn, Bộ luật Gia Long có một số quy định thể hiện điều kiện kết hôn như:

– Về độ tuổi kết hôn: Điều 94 Bộ luật Gia Long có nói về độ tuổi hôn nhân của nam nữ, có tuổi đã định, nhưng luật không quy định rõ độ tuổi là bao nhiêu, theo kinh Lễ thì đối với con trai là 16 tuổi, đối với con gái là 14 tuổi, dưới tuổi ấy thì hôn nhân bị cấm[5].

– Về sự ưng thuận của hai bên, cha mẹ: Theo quy định tại Điều 109, người con trai và người con gái không thể làm trái mệnh lệnh của người chỉ dẫn và định đoạt của người chủ hôn như ông bà, cha mẹ, bác, chú, cô, anh trưởng, chị trưởng, ông bà ngoại. Như vậy, pháp luật thời này đề cao sự ưng thuận của cha mẹ, bậc tôn trưởng, chủ hôn trong quan hệ hôn nhân của nam nữ; tuy nhiên cuối Điều 94 cũng thể hiện sự ưng thuận của nam nữ có thể được chấp thuận “Khi một người ti ấu, mà có quan chức hay đi làm ăn xa không ở nhà, nếu ông bà, cha mẹ, chú bác, cô ruột, anh chị trưởng có kết hôn nhân cho, trong khi người ấy vắng mặt mà người ti ấu đó đã thành hôn rồi thì hôn nhân trước là hợp lệ”[6]

– Không có thân thuộc, thích thuộc với nhau: Các điều 100, 101, 102 Bộ luật Gia Long đã đề cập những trường hợp thân thuộc, đồng tông, đồng tính và những người tôn ty không được lấy nhau. Ví dụ, Điều 102 quy định rằng “ai mà lấy thiếp của cha, ông, hay bác dâu, thím không kề là đã bị bỏ (xuất) hay đã tái giá đều bị giảo, ai mà lấy cô, cháu gái, chị em họ từ hàng tiều công trở lên đều bị tội gian dâm”, đối với những thân thuộc đồng tính đồng tông thì tội được định ở Điều 100 là 60 trượng và hôn nhân bị thủ tiêu[7].

– Tương tự như Lê triều Hình luật, nếu trong thời gian tang chế chưa mãn, chưa đủ 27 tháng, nếu con trai lấy vợ, con gái lấy chồng là tội bất hiếu, gọi là thập ác, Điều 98 phạt cả 2 bên nam nữ và cả người chủ hôn 100 trượng.

Ngoài ra còn một số quy định cấm khác khi kết hôn như: theo Điều 94, cấm con cháu không được lấy vợ, lấy chồng khi cha mẹ, ông bà bị giam cầm vì phạm tội tử hình; theo Điều 107, cấm hôn nhân giữa người quý (tức người lương dân) và tiện (tức là nô tỳ); theo Điều 104, 105, cấm chế việc nhà quyền thế ăn hiếp lấy con gái lương dân; Điều 108 phạt 80 trượng đối với tăng đồ đạo sĩ lấy vợ chính hay vợ thư và bắt hoàn tục[8].

Về hình thức và thủ tục kết hôn, Điều 94 Hoàng Việt luật lệ có quy định rằng nếu đã gả con gái mà đã có lập tờ hôn thú mà lại không gả nữa thì người chủ hôn bị phạt 50 roi, người con gái phải gả cho người đã hỏi, tuy không có hôn thú mà nhận sính lễ rồi thì cũng tội như thế; … người con gái phải gả cho người hỏi trước, nếu người hỏi trước không lấy nữa thì phải bồi sính lễ gấp hai, và người con gái được gả cho người hỏi sau; nhà trai đã đưa sính lễ rồi mà không lấy nữa thì mất đồ sính lễ[9]. Điều 108 quy định rằng: “Nếu nhà trai để 5 năm không cưới thì nhà gái được phép kêu quan đề quan cấp giấy chứng nhận cho và cho phép kết hôn với người khác”. Như vậy, cũng giống như Quốc triều Hình luật, Hoàng Việt luật lệ cũng không nêu rõ hình thức, thủ tục kết hôn, chỉ có những quy định ràng buộc trong những trường hợp đã thực hiện lễ nghi, sính lễ theo phong tục ngày xưa. Điều 94 Hoàng Việt luật lệ có đề cập đến “tờ hôn thú” nhưng không nói rõ thủ tục như thế nào, tuy nhiên đây được xem là một trong những chứng cớ hôn nhân.

Thứ hai về quan hệ tài sản vợ chồng

Điều 76 và Điều 83 của Hoàng Việt Luật lệ đã đề cập đến việc chia tài sản giữa chánh thất, thứ thất và thừa kế tài sản của cha mẹ để lại. Theo Điều 76, con nuôi cũng được hưởng quyền thừa kế. Còn theo Điều 86, con trai dòng chính được thừa kế tài sản, không phân biệt con của thê, thiếp, nô tì, nếu không có người thừa kế thì giao cho con gái nhận lãnh, nếu không có con gái thì cho phép quan địa phương trình bày rõ lên thượng thi tính toán hợp lý việc sung công.

Như vậy, quan hệ tài sản vợ chồng trong trường hợp chồng chết trước theo Lê triều Hình luật hay Hoàng Việt luật lệ đều để lại cho con cái, song Hoàng Việt luật lệ có quy định rõ ràng hơn về trình tự giải quyết.

Thứ ba, về quan hệ chấm dứt hôn nhân

Chấm dứt hôn nhân do người vợ bỏ đi: Theo Hoàng Việt luật lệ, vợ chồng phải đồng cư với nhau, theo Điều 108, nếu vợ tự ý bỏ chồng đi thì sẽ bị phạt 100 trượng, nếu đi lấy chồng khác thì phải tội giảo giam hậu, ngoài sự trừng phạt này, người chồng còn được quyền gả hay bán vợ đi[10], khi đó hôn nhân sẽ chấm dứt. Theo Điều 284 Hoàng Việt Luật lệ, nếu vợ đánh chồng thì chồng muốn li dị sẽ được phép.

Hôn nhân chấm dứt do chồng bỏ đi: Theo Điều 108, chồng bỏ vợ và trốn đi mất tích, nếu trong hạn ba năm mà vợ cũng lại bỏ nhà chồng mà không xin phép quan phải 80 trượng, nếu vợ tự ý cải giá thì phải phạt trượng 100. Như vậy theo điều này, nếu chỉ khi người vợ bỏ nhà chồng đi trong thời hạn 3 năm sau khi chồng đi mất thì mới bị tội, còn lại, người vợ có thể trình quan định đoạt cho chấm dứt mối quan hệ hôn nhân này.

Hôn nhân chấm dứt do thuận tình ly hôn: Theo Hoàng Việt luật lệ, nếu vợ và chồng không hoà hợp với nhau, cả hai muốn chia lìa thì không phải tội[11].

2. Nhận xét chế định hôn nhân của pháp luật phong kiến Việt Nam

Chế định hôn nhân được thể hiện rõ ở hai bộ luật thời Lê và thời Nguyễn là Lê triều Hình luật và Hoàng Việt luật lệ. Các quy định mới manh nha được giai cấp thống trị xây dựng ít nhiều tồn tại những hạn chế, nhưng cũng có tiến bộ theo thời gian.

Thứ nhất, mang hơi hướng công cụ bảo vệ quyền lợi cho giai cấp và tư tưởng của giai cấp phong kiến, chế định về hôn nhân cũng thể hiện rõ bản chất giai cấp của nó, là sự pháp điển hoá tư tưởng, đạo đức Nho giáo thời kỳ đó.

Thứ hai, chế định hôn nhân chưa được phân định rõ ràng với các ngành luật khác, trong tất cả các quy định, việc điều chỉnh đều có sự tham gia của hình phạt nặng nề như đồ, biếm, trượng,…

Thứ ba, các quy định về chế định hôn nhân chưa được toàn diện, chưa được sắp xếp khoa học theo từng vấn đề của hôn nhân mà được quy định theo hiện thực xã hội.

Dù tồn tại những hạn chế của thời đại nhưng cũng không thể phủ nhận những điểm tiến bộ và đột phá của chế định hôn nhân kể từ khi xuất hiện trong hệ thống pháp luật:

Thứ nhất, thể hiện tính dân chủ, có hơi hướng tôn trọng và bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ. Dù phạm vi quyền lợi này còn hạn chế, nhưng trong mối quan hệ hôn nhân, người vợ vẫn có quyền đảm bảo điều kiện kết hôn như nhận sính lễ, hay được quyền chấm dứt hôn nhân nếu người chồng bỏ đi sau thời hạn nhất định, được định đoạt tài sản của mình. Ngoài ra, có điểm đáng chú ý là hình phạt trong quan hệ hôn nhân của người phụ nữ khi phạm tội thường nhẹ hơn người đàn ông.

Thứ hai, chế định hôn nhân thời phong kiến mang đậm nét tinh hoa văn hoá người Việt thời bấy giờ, từ việc tôn trọng đấng sinh thành, tôn thờ văn hoá xây dựng gia đình.

Thứ ba, sự tiến bộ thể hiện qua thời gian từ bộ Lê triều hình luật đến Hoàng Việt luật lệ khi chế định hôn nhân được quy định đầy hơn, luật sau bổ sung luật trước, rõ ràng và phù hợp hơn.

Từ những phân tích trên cho thấy, pháp luật Việt Nam nói chung hay chế định hôn nhân trong thời đại phong kiến Việt Nam đã để lại những giá trị nhất định cho xã hội lúc bấy giờ. Dù không điều chỉnh quan hệ hôn nhân một cách toàn diện những cũng đã giải quyết được những vấn đề có xảy ra trong đời sống thường ngày. Do bị ảnh hưởng bởi tư tưởng và bản chất giai cấp nên ít nhiều chế định hôn nhân vẫn còn những hạn chế nhất định, nhưng bên cạnh đó cũng có những điểm tiến độ đặt nền móng cho chế định hôn nhân thời kỳ sau phát triển và toàn diện hơn.

Luật sư Hoàng Thuý Quỳnh – Luật sư FDVN

[1] Đại cương lịch sử Việt Nam, NXB Giáo dục, tr. 127

[2] Đại cương lịch sử Việt Nam, NXB Giáo dục, tr. 185

[3] Đại cương lịch sử Việt Nam, NXB Giáo dục, tr. 320

[4] Đại cương lịch sử Việt Nam, NXB Giáo dục, Tr.439

[5] Hôn nhân trong Luật xưa, Nguyễn Toại, tr.3

[6] Hôn nhân trong Luật xưa, Nguyễn Toại, tr.4

[7] Hôn nhân trong Luật xưa, Nguyễn Toại, tr.6

[8] Hôn nhân trong Luật xưa, Nguyễn Toại, tr.69, 70

[9] Hôn nhân trong Luật xưa, Nguyễn Toại, tr.72

[10] Hôn nhân trong Luật xưa, Nguyễn Toại, tr.75

[11] Hôn nhân trong Luật xưa, Nguyễn Toại, tr.88

Tầng 2 Tòa nhà Thư Dung Plaza, 87 Nguyễn Văn Linh, phường Nam Dương, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

366 Phan Chu Trinh, phường An Cựu, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế

Tầng 8, Toà nhà Bluesea, số 205B Hoàng Hoa Thám, phường 6, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh

Tầng 2, số 68 Dương Đình Nghệ, phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Quốc lộ 1A, Khối 11, phường Quỳnh Xuân, Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An

Số 61 Phạm Văn Đồng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai

Website: www.fdvn.vn    www.fdvnlawfirm.vn  www.diendanngheluat.vn  www.tuvanphapluatdanang.com

Email: [email protected]    [email protected]

Fanpage LUẬT SƯ FDVN: https://www.facebook.com/fdvnlawfirm/

Legal Service For Expat:  https://www.facebook.com/fdvnlawfirmvietnam/

TỦ SÁCH NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/SayMeNgheLuat/

DIỄN ĐÀN NGHỀ LUẬT: https://www.facebook.com/groups/saymengheluat/

KÊNH YOUTUBE: https://www.youtube.com/c/luatsufdvn

KÊNH TIKTOK: https://www.tiktok.com/@luatsufdvn

KÊNH TELEGRAM FDVN: https://t.me/luatsufdvn